• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Hết thời “ăn gian” giờ học, giờ dạy lái xe ô tô

02/07/2022, 06:09

Thời gian và số km lái xe trên đường trường của học viên được giám sát trực tuyến sẽ ngăn ngừa tình trạng “ăn gian” trong đào tạo lái xe ô tô...

Từ ngày 15/6, thời gian và số km lái xe trên đường trường của học viên sẽ được giám sát trực tuyến.

Ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Phương tiện và Người lái, Tổng cục Đường bộ VN cho biết, việc này sẽ ngăn được tình trạng “ăn gian” giờ học, giờ dạy trong đào tạo lái xe ô tô.

Từ ngày 15/6, thời gian và số km lái xe trên đường trường của học viên sẽ được giám sát trực tuyến

Giám sát chặt học thực hành

Nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua do chưa giám sát được thời gian thực hành của học viên nên chương trình học bị cắt xén, nhất là học thực hành, học viên học xong có bằng nhưng không dám lái xe ra đường… ông nghĩ sao?

Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT quy định số học viên bình quân trên một xe tập lái hạng B2 là 5 người, tổng số giờ học thực hành lái xe trên một xe tập lái hạng B2 là 420 giờ và tương ứng của một học viên là 84 giờ.

Như vậy, trong khóa học, mỗi học viên phải đảm bảo học đủ 84 giờ và 1.100km học thực hành lái xe.

Công tác đào tạo cũng như sát hạch lái xe ô tô chất lượng đã được nâng lên, tuy nhiên ở một số cơ sở đào tạo thống nhất với học viên để cắt giảm thời gian và số km học lái xe trên đường.

Người học chưa ý thức được việc học là để an toàn cho bản thân. Thực tế, nhiều học viên chưa được học đủ 84 giờ hay 1.100km theo quy định.

Vì vậy, lần này Tổng cục sẽ tập trung vào giải pháp quản lý Nhà nước trong giám sát đào tạo.

Ông vừa đề cập đến giải pháp giám sát, vậy hình thức giám sát như thế nào?

Để nâng cao chất lượng quản lý đào tạo, công nghệ thông tin sẽ được Bộ GTVT ứng dụng mạnh mẽ nhằm giám sát chặt một số thông số như số km lái xe an toàn khi học viên học đủ, đồng thời sẽ quản được việc dạy của giáo viên.

Việc tăng cường ứng dụng công nghệ sẽ đổi mới theo hướng chặt chẽ hơn. Trong đó đặc biệt chú ý giám sát việc học Luật GTĐB; đưa thiết bị giám sát trên xe tập lái để đảm bảo giám sát được thời gian học thực hành 84 giờ hoặc trên 1.000km như quy định.

Đây sẽ là những nội dung căn bản để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe.

Trước kia chúng ta chưa kiểm soát được điều kiện dự thi sát hạch của học viên, họ đã học đủ chương trình, số giờ, số km lái xe thực hành hay chưa phụ thuộc vào việc tự khai của các trung tâm đào tạo.

Tuy nhiên, Thông tư 04/2021 sửa đổi Thông tư 12 của Bộ GTVT quy định, từ ngày 15/6, các cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải truyền dữ liệu về thời gian và số km học trên đường trường của học viên.

Đã qua nửa tháng thực hiện quy định, số lượng các trung tâm đào tạo đã lắp thiết bị giám sát thế nào?

Đến nay, cả nước có trên 7.000 trên tổng số hơn 30.000 xe tập lái đã lắp thiết bị giám sát và truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ VN.

Tính chung, số lượng xe lắp thiết bị mới chiếm 20% tổng số xe và chiếm khoảng 50% số xe dạy lái xe trên đường.

Không lo gian lận

Như ông vừa nói, con số xe lắp thiết bị chưa nhiều? Tổng cục sẽ có giải pháp gì thúc đẩy việc này?

Người học sẽ được cấp một mã định danh riêng, khi bắt đầu học thực hành trên đường họ phải đăng nhập vào hệ thống.

Dữ liệu về thời gian và quãng đường của người học lập tức được truyền về hệ thống của Tổng cục Đường bộ để lưu trữ.

Thời gian học 1 giờ hay 2 giờ, đi được bao nhiêu km đều được hệ thống ghi nhận để tính điều kiện dự thi của học viên.

Việc ứng dụng công nghệ trong sát hạch cũng được đẩy mạnh, sẽ kết nối giám sát trực tiếp hình ảnh và lưu trữ dữ liệu tối thiểu 12 tháng tại phòng sát hạch lý thuyết, phòng sát hạch mô phỏng.
Đồng thời, giám sát ở các vị trí sân sát hạch lái xe trong hình như: Vị trí xuất phát, vị trí dừng và khởi hành xe trên dốc, vị trí qua vệt bánh xe, vị trí qua ngã tư, vị trí ghép xe vào nơi đỗ và các vị trí cần thiết khác.

Ông Lương Duyên Thống


Dữ liệu được tự động truyền về Tổng cục Đường bộ VN, cơ quan quản lý ngồi một chỗ cũng có thể kiểm soát được điều kiện dự sát hạch như đã học đủ số giờ, số km theo quy định hay chưa của từng học viên ở bất kỳ trung tâm nào.

Nếu trung tâm đào tạo nào không lắp thiết bị giám sát, học viên của họ sẽ không được thi.

Các sở GTVT phải căn cứ vào lưu trữ của Tổng cục để duyệt danh sách học viên thi. Việc này nhằm giám sát, đảm bảo học viên đủ điều kiện được thi sát hạch.

Làm cách nào để kiểm soát số lượng xe lắp thiết bị giám sát của các trung tâm, liệu họ có thể khai báo số xe ít hơn so với thực tế?

Trường hợp trung tâm nào đó đưa xe không lắp thiết bị giám sát dạy lái trên đường trường cũng vô ích vì nếu không có dữ liệu truyền về học viên sẽ không được thi sát hạch.

Số lượng xe lắp hoàn toàn do cơ sở đào tạo quyết định, cơ quan quản lý không quy định số lượng cụ thể. Trung tâm nào không lắp, không có dữ liệu học viên của họ sẽ không được thi.

Ngoài giám sát thời gian và quãng đường học như ông vừa nói, còn giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe?

Trong năm 2022 sẽ triển khai 3 nội dung ứng dụng công nghệ trong đào tạo, sát hạch lái xe. Thứ nhất là giám sát thời gian và quãng đường học của học viên.

Thứ hai là từ ngày 1/6 thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông. Thứ ba là từ nay đến ngày 31/12 các cơ sở đào tạo lắp cabin tập lái. Mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, sinh trắc học, đưa ra biện pháp cảnh báo, giám sát chặt chẽ thời gian học tập của học viên trong quá trình đào tạo lái xe ô tô; giám sát, công khai minh bạch quá trình sát hạch lái xe ô tô trong hình, trên đường và phòng sát hạch lý thuyết, mô phỏng.

Vừa qua tại TP.HCM chỉ có 60% số học viên đỗ sát hạch bằng phần mềm mô phỏng, nguyên nhân vì sao, thưa ông?

Điều này hoàn toàn bình thường, trung bình toàn quốc tỷ lệ đạt sát hạch cả lý thuyết và thực hành vào khoảng 50 - 60%. Kết quả này phản ánh đúng thực tế của việc kiểm soát chặt chẽ, công khai, minh bạch cả trong đào tạo, sát hạch lái xe.

Tổng cục đã có quy trình hướng dẫn học, ban hành kịch bản của từng tình huống giao thông bằng phần mềm mô phỏng.

Để có kết quả thi tốt hoàn toàn phụ thuộc vào người học. Nếu không có sự ôn luyện sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.

Cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.