• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái xe an toàn

Hiểm họa tài khách thiếu ngủ chạy xe dịp Tết

20/12/2018, 08:00

Mỗi dịp Tết đến Xuân về lại là mùa làm ăn sôi động nhất trong năm của các chủ xe khách đường dài.

10

Lái xe đón khách tại bến Giáp Bát - Ảnh: K.Linh

Mỗi dịp Tết đến Xuân về lại là mùa làm ăn sôi động nhất trong năm của các chủ xe khách đường dài. Tuy nhiên, đây cũng chính là thời điểm nhiều hiểm họa chực chờ với an toàn của chuyến xe do tài xế phải quay vòng và làm việc nhiều hơn ngày thường.

Bình thường các hãng xe lớn chỉ nuôi nổi hai lái xe trên mỗi đầu xe và một vài người để đảo tài, hoặc khi có người đau ốm hay xin nghỉ đột xuất. Với ngày Tết, tất cả hãng xe phải tăng đầu xe, tăng chuyến, quay đầu liên tục, việc tìm, tuyển được một tài xế có kinh nghiệm, quen đường, quen công việc và biết phục vụ hành khách trên những tuyến đường dài luôn là bài toán hóc búa.

Những lái xe chuyên nghiệp, chuyên chạy thường đã có chỗ làm ổn định. Như vậy, nguồn lực này nếu có chỉ lấy từ những lái xe mới nâng cấp, non tay nghề, non kinh nghiệm, chỉ quen chạy phụ. Nhưng khi tài xế chính đã mệt không còn kham nổi, cũng phải phó thác cho những tài xế mới, khi đó sự an toàn của hành khách chỉ biết trông chờ vào thần may mắn.

Công việc tài xế xe khách đường dài vốn vất vả. Ngoài việc chạy xe an toàn, kiểm tra mâm, lốp, tình trạng kỹ thuật của chiếc xe…, còn phải lo khâu ăn uống của hành khách trên xe, bắt khách, đặt vé dọc đường; vừa phải làm phu khuân vác khi hành khách đem theo xe máy, hàng hóa nặng… Mùa Tết, lượng hành khách, hàng hóa tăng đột biến, công việc của lái xe cũng tăng tỉ lệ thuận. Thêm vào đó là phải bắt khách và quay đầu xe liên tục nên tài xế không có thời gian nghỉ ngơi. Con người đâu phải sắt thép, nên câu hỏi cánh tài xế thức thâu đêm suốt sáng liên tục, ăn cũng vội, ngủ cũng tranh thủ như vậy liệu có mệt, có lẽ là quá thừa.

Làm việc quá sức và thiếu ngủ liên tục dẫn đến lái xe có thể ngủ gục bất cứ thời gian nào trong ngày. Theo kinh nghiệm của tôi, cao điểm của cơn buồn ngủ thường rơi vào khoảng 23h đêm hôm trước đến 1-2 giờ sáng hôm sau, cũng thường rơi vào tầm 4-5h sáng. Đặc biệt, cơn buồn ngủ sẽ xuất hiện mạnh hơn khi mặt trời lên ngang tầm mắt, khoảng 7-8h sáng. Còn khi tài xế đã kiệt sức, cơn buồn ngủ sẽ đến không kể thời gian nào.

Để có những chuyến xe an toàn, sức khỏe của lái xe là yếu tố đầu tiên. Nhưng trên thực tế và nhất là mùa Tết, đa số lái xe đều làm việc quá sức. Mùa Tết sắp đến, chỉ mong lái xe và chủ các doanh nghiệp vận tải có kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự và sức khỏe, tuân thủ đúng quy định về thời gian cầm lái để đảm bảo an toàn, tính mạng cho hành khách và chính mình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.