Tuổi vị thành niên là thời điểm con cái dễ nổi loạn, khó kiểm soát, tính cách thất thường, rất khó nói chuyện với cha mẹ.
Vì thế, vào lúc này cha mẹ nên ít nói hơn, nấu ăn nhiều hơn, cùng con cái vượt qua giai đoạn này bằng sự thấu hiểu và bao dung.
Có một đoạn hội thoại giữa người mẹ và con trai dưới đây khiến nhiều người suy ngẫm.
Người mẹ đang dọn dẹp nhà cửa, thấy cậu con trai đi từ phòng ra ngoài rót nước, cô liền hỏi: “Con làm xong bài tập chưa”.
Thế nhưng, cậu con trai nghe xong cảm thấy rất khó chịu: “Sao mẹ hỏi hoài thế. Ngày nào cũng hỏi câu này. Mẹ mà hỏi nữa là con không làm đâu, kệ con đi”.
Nói xong cậu quay vào phòng đóng cửa lại "rầm" một tiếng.
Ảnh minh họa.
Người mẹ nhất thời sửng sốt, không hiểu tại sao một câu hỏi han của mình lại khiến con trai tức giận như vậy.
Ngày hôm sau, cậu bé đem chuyện này chia sẻ với bạn mình rằng:
“Từ khi lên cấp 2, bố mẹ bắt đầu lo lắng về việc học của mình nhiều hơn. Họ không biết mình học cái gì, cũng không thể hiểu bài tập của mình, nhưng họ ngày nào cũng thúc giục mình phải tiến bộ nhanh lên. Lúc nào cũng hối thúc mình học bài đi.
Mỗi lần mẹ hỏi mình làm bài tập xong chưa, mình trả lời rồi thì y như rằng sau đó bắt đầu cằn nhằn.
Mẹ mình tiếp tục bài ca thái độ học hành như thế thì sau này làm được trò trống gì. Bố mày kiếm tiền vất vả bên ngoài, còn mày thì nhởn nhơ có việc học cũng không xong…”
Có thể với người mẹ đó chỉ là câu hỏi quan tâm thông thường, nhưng vì cô thường xuyên thuyết giáo, cằn nhằn khiến cho tâm trạng của cậu con trai ngày càng trở nên kích động.
Giống như một sợi dây mỏng manh đang bị kéo căng, chỉ cần chạm nhẹ cũng sẽ bị đứt.
Thực ra, điều này là do cha mẹ đã bỏ qua một điều, khi con cái tới tuổi dậy thì, phương pháp giáo dục nên thay đổi.
Đây cũng là lúc mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng trở nên căng thẳng. Những đứa trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời trở nên nhạy cảm và nổi loạn hơn.
Có rất nhiều cha mẹ rơi vào cảnh khổ sở bởi những đứa con ngỗ ngược và khó bảo. Trên thực tế, điều này là do trẻ vị thành niên thường có 2 đặc điểm do sự thay đổi của não bộ và hormone:
- Thứ nhất, vỏ não trước trán chịu trách nhiệm về trung tâm kiểm soát điều hành kém phát triển và dễ bị bốc đồng.
- Thứ hai, ý thức mạnh mẽ về bản thân.
Điều này dẫn đến hành vi cáu kỉnh và dễ xúc động hơn khi trẻ đối đầu với cha mẹ. Trẻ ở tuổi vị thành niên giống như “thuốc sống”, dễ cháy nổ, chỉ cần cha mẹ bất cẩn một chút rất dễ dẫn tới bi kịch.
Người ta nói trẻ vị thành niên dễ nổi loạn, cáu kỉnh và khó kiểm soát. Tuy nhiên, điều khiến cha mẹ nản lòng hơn cả là dù đánh đập, la mắng, thuyết giáo cũng đều trở nên vô tác dụng khi trẻ đến tuổi dậy thì.
“Con có biết chơi game là không tốt không? Con chơi kiểu này sẽ bị nghiện, giống như thuốc phiện vậy, sẽ khó mà bỏ được. Con chỉ được phép chơi game sau khi học bài xong”.
Những câu nói như vậy thường bị con cái làm ngơ và tiếp tục chơi game theo ý mình. Cha mẹ càng thuyết giáo thì con cái càng chán ghét hơn.
Khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên, chúng bắt đầu có những lý lẽ, quan điểm, nhận thức và chuẩn mực hành vi của riêng mình.
Nếu cha mẹ vẫn suốt ngày cằn nhằn, luôn muốn áp đặt ý kiến của mình lên con cái, nó sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy bị xúc phạm, bị ức chế, càng nổi loạn và khó đối phó hơn.
Phương pháp giáo dục hiệu quả nhất đối với con cái ở tuổi vị thành niên
Wang Dianjun, cựu hiệu trưởng trường trung học Thanh Hoa, Trung Quốc đã từng đề xuất một giải pháp liên quan tới vấn đề dạy dỗ con cái ở tuổi vị thành niên đó là “nấu nhiều nói ít”.
Điều đó có nghĩa là, khi một đứa trẻ bước vào tuổi vị thành niên, điều cha mẹ nên làm để tránh đối đầu với con là nấu nhiều món ngon hơn và ít nói hơn.
Nếu có vấn đề, hãy nhờ giáo viên và các bạn cùng lớp giúp đỡ thay vì cố gắng thay đổi con cái.
Đừng xem thường phương pháp “nấu nhiều nói ít”, hàm ý đằng sau rất đáng để các bậc cha mẹ học hỏi.
- Nấu một bữa ăn ngon thể hiện tình yêu thương thầm lặng, ấm áp, tận tụy của cha mẹ dành cho con cái.
Trẻ vị thành niên rất vụng về và nhạy cảm, điều chúng khao khát nhất chính là tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ.
Chỉ khi những rào cản tình cảm bị phá vỡ, trẻ cảm thấy được yêu thương, trái tim nó sẽ dịu lại và sẵn sàng mở lòng với cha mẹ.
- Bớt nói có nghĩa là bớt cằn nhằn, bớt rao giảng, cho con cái đủ không gian và tự do. Trẻ vị thành niên độc lập trong suy nghĩ và có chính kiến của riêng mình.
Nếu cha mẹ mù quáng xâm phạm ranh giới của con cái và phớt lờ cảm xúc của chúng, điều đó chỉ kích thích cảm xúc nổi loạn của trẻ mà thôi.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận