Cành nhánh hoa Phấn dễ gãy; lá mọc đối, hình trứng, chóp nhọn; cụm hoa hình phễu, màu hồng, trắng hoặc vàng, rất thơm, nhất là về đêm.
Cây được nhập trồng làm cảnh trong các vườn gia đình, cũng trồng ở các vườn thuốc. Trồng bằng hạt, độ 4-5 tháng thì có củ dùng được. Cây không kén chọn đất và nếu đất xốp ẩm thì có nhiều củ và củ to. Thu hoạch rễ củ quanh năm, rửa sạch, bóc vỏ, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Có thể tẩm nước gừng rồi phơi khô, sao vàng để dùng, hoặc tán bột.
Rễ củ hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán. Theo Đông y, cây hoa phấn có công dụng hoạt huyết điều kinh, giải độc, tiêu sưng, trị viên tuyến biên đào, kinh nguyệt không đều, cổ tử cung rữa nứt, viêm tuyến tiền liệt, cảm nhiễm hệ tiết niệu, phong thấp khớp gối, nhức đầu. Đắp ngoài chữa viêm tuyến vú, đập đánh bị tổn thương, lở loét, đinh nhọt, mụn vảy nhỏ, bệnh ngứa…
Trị viêm họng: 20g cây bông phấn, 12g cam thảo đất, 15g bồ công anh, 12g kim ngân hoa. Tất cả vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi sắc với 550ml, đun nhỏ lửa cho đến khi chỉ còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày; nên kiên trì sử dụng với 1 liệu trình là 5 ngày để bệnh khỏi hẳn.
Trị viêm đường tiết niệu: Sử dụng 20g cây bông phấn, 16g kim ngân hoa, 12g cỏ xước, 20g mã đề, 16g râu ngô. Tất cả đem rửa sạch rồi sắc với 800ml nước cho đến khi chỉ còn 300ml. Mỗi ngày uống 2 lần.
Lưu ý phụ nữ có thai không được sử dụng cây bông phấn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận