Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an chủ trì hội thảo |
Ngày 19/7, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an đã tổ chức 2 Hội thảo khoa học: “Công tác bố trí lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát (TTKS), xử lý vi phạm về TTATGT trong toàn quốc” và “Tai nạn giao thông, nguyên nhân và nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông” tại Cần Thơ. Tham dự hội thảo có đại diện các Học viện, Trường Công an Nhân dân; Ban chỉ huy các Phòng Cảnh sát giao thông Công an 63 tỉnh, TP trong cả nước.
Theo báo cáo, từ năm 2015-2017, lực lượng chức năng địa phương đã tập trung lực lượng, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát. Qua đó, tiến hành lập biên bản xử phạt trên 13 triệu trường hợp vi phạm TTATGT trên cả 3 lĩnh vực đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa với số tiền gần 8.300 tỷ đồng, tăng 62,6% so với 3 năm về trước; tước quyền sử dụng GPLX trên 1 triệu trường hợp, tạm giữ gần 2 triệu phương tiện. Riêng 6 tháng đầu năm 2018, lập biên bản xử lý trên 2 triệu trường hợp. Giảm 7,98% so với cùng kỳ năm 2017.
Hội thảo có đại diện các Học viện, Trường Công an Nhân dân; Ban chỉ huy các Phòng Cảnh sát giao thông Công an 63 tỉnh, TP trong cả nước. |
Về tình hình TNGT, từ ngày 16/11/2014 đến ngày 15/5/2018, toàn quốc xảy ra trên 73 ngàn vụ TNGT, làm chết trên 29 ngàn người, bị thương trên 64 ngàn người. Theo phân tích, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế, không chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT, như: Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định; đi không đúng phần đường, làn đường; tránh, vượt không đúng quy định; vi phạm nồng độ cồn;chở quá tải, chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm theo quy định. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân chủ quan như: phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật; tổ chức giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và sự đi lại của nhân dân; mạng lưới giao thông đang trong quá trình đầu tư, xây dựng, nên chưa đảm bảo kết nối liên thông tạo mạng lưới đồng bộ, đặc biệt là sự kết nối đường sắt với các cảng biển, bến thủy nội địa,…
Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong công tác tuần tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao thông, công an tại các các đơn vị, địa phương.
Hiện trường một vụ TNGT xảy ra trên QL 91 khiến 1 người tử vong. |
Cụ thể, nhiều địa phương, mô hình tổ chức Cảnh sát giao thông vẫn còn nhiều bất cập; biên chế còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ được giao; tổ chức bộ máy hiện nay của lực lượng Cảnh sát đường thủy chưa hợp lý, thống nhất, giữa các địa phương, vùng miền.
Đội ngũ cán cán bộ cán bộ cảnh sát còn một số mặt hạn chế, thiếu sự đồng đều về năng lực, khả năng công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu đề xuất các chủ trương, chiến lược bảo đảm TTATGT còn hạn chế
Thông qua hội thảo, các ý kiến đều thống nhất việc bảo đảm TTATGT là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng CSGT là nòng cốt, giữ vai trò trung tâm. Để thực hiện tốt hơn nữa, lực lượng CSGT phải tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, như tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, điều tra giải quyết TNGT và tuyên truyền, hướng dẫn vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật về ATGT...
Phát biểu kết luận các Hội thảo, Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông khẳng định tính cấp thiết của việc tổ chức Hội thảo cũng như đánh giá rất cao các bài tham luận của các đại biểu tham dự.
Đây sẽ là những ý kiến, đề xuất, bài học kinh nghiệm quý giá để Cục Cảnh sát giao thông tiếp thu, chọn lọc, từ đó tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT.
Bên cạnh đó, Thiếu tướng cũng khẳng định, ngoài lực lượng CSGT còn cần phải có sự hỗ trợ, vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của tất cả các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận