• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Huy động tổng lực để giao thông dịp Tết thông suốt, an toàn

05/01/2017, 06:14

Dịp Tết Nguyên đán năm nay, các đơn vị trong ngành GTVT sẽ nỗ lực tối đa, huy động tổng lực tuyệt đối...

2

Lượng khách dịp Tết tăng cao nên ngành Hàng không cần triển khai các phương án tối ưu để phục vụ tốt nhất - Ảnh: Tạ Tôn

Bên cạnh đó, các đơn vị của Bộ GTVT phải phối hợp với các địa phương, chỉ đạo các bến xe, các doanh nghiệp vận tải đảm bảo chất lượng phương tiện, không chở khách vượt quy định và đặc biệt không tăng giá vé.

Không để người dân chậm về quê đón Tết vì thiếu tàu xe

Dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội Xuân Đinh Dậu 2017, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng đột biến. Ngành GTVT sẽ huy động tổng lực, lên kế hoạch bố trí phương tiện; Tăng cường, bổ sung hoặc điều chuyển phương tiện khi có nhu cầu; Bố trí lái tàu, lái xe, phi công, nhân viên phục vụ; Thực hiện kiểm tra các điều kiện an toàn vận tải bảo đảm cho cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên đi lại được thuận tiện, an toàn, không để hành khách chậm về quê đón Tết do không có phương tiện vận chuyển.

Các khu vực nhà ga, cảng, bến thủy nội địa, bến xe, cảng hàng không… cũng phải chỉnh trang sạch đẹp, đồng thời bố trí, cung cấp thông tin để hành khách chủ động trong việc lựa chọn chuyến đi; Triển khai các hình thức bán vé, tạo thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vé, đồng thời có biện pháp chống việc đầu cơ, buôn bán vé gây mất trật tự xã hội; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả và đẩy mạnh phong trào “4 xin, 4 luôn” trong toàn ngành.

Về vấn đề quản lý giá cước vận tải và bán vé trước cho hành khách, các đơn vị vận tải cần chấp hành nghiêm các quy định. Sở GTVT phối hợp Sở Tài chính và UBND cấp quận, huyện tăng cường kiểm tra việc kê khai giá, niêm yết giá cước trên phương tiện và việc thu giá cước, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng lượng hành khách tăng đột biến để tăng giá vé trục lợi.

Tổng cục Đường bộ VN, các cục quản lý chuyên ngành và các sở GTVT chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải chủ động bán vé trước cho hành khách dưới nhiều hình thức và ứng dụng công nghệ thông tin trong bán và phát hành vé tới hành khách. Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, nhất là những địa phương có lưu lượng hành khách và phương tiện đi lại tăng cao trong dịp Tết và lễ hội Xuân năm 2017 cần chủ động xây dựng kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan để tăng cường khả năng kết nối giữa các doanh nghiệp vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thủy, phối hợp và hỗ trợ cùng nhau để phục vụ vận tải hành khách đảm bảo chất lượng và ATGT.

Các Tổng công ty Đường sắt VN, Hàng không VN, Cảng hàng không VN, Vận tải thủy, Hàng hải VN tăng cường công tác phối hợp giữa các lĩnh vực để thực hiện hiệu quả công tác tổ chức vận tải hành khách và hàng hóa trong dịp lễ, Tết sắp tới.

An toàn là mục tiêu tối thượng

Đảm bảo phục vụ tối đa nhu cầu đi lại của người dân, không để bất kỳ ai không thể về quê đón Tết chỉ vì thiếu tàu, xe là mục tiêu quan trọng. Tuy nhiên, quan trọng hơn là phải đảm bảo để người dân có thể đón Tết an toàn, không để xảy ra những vụ TNGT đáng tiếc.

Theo đó, cần tuyên truyền, giáo dục đội ngũ lái xe, lái tàu, nhân viên phục vụ nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về trật tự ATGT; Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với đội ngũ lái xe, lái tàu, người điều khiển phương tiện thủy nội địa, nhân viên phục vụ; Đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát về hành trình, tốc độ vận hành của phương tiện đường bộ, ngăn chặn tình trạng sử dụng rượu, bia, chạy quá tốc độ quy định khi tham gia giao thông.

Cùng đó, các đơn vị cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng phương tiện, không sử dụng các phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật; Tăng cường công tác kiểm tra an toàn tại các bến thủy nội địa, vận tải khách du lịch và vận tải khách ngang sông, dọc tuyến; Kiểm tra an toàn hoạt động của phương tiện thủy nội địa.

Các đơn vị cũng cần chú trọng đối với các tuyến vận tải từ bờ ra đảo, tuyến vận tải hành khách bằng phương tiện thủy cao tốc khu vực các tỉnh, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Kiên Giang, Quảng Ngãi, Quảng Ninh. Cương quyết đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa không đảm bảo điều kiện về an toàn, xử lý quyết liệt đối với những vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn giao thông như: Phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, không đảm bảo chất lượng, chở quá vạch dấu, mớn nước an toàn, chở quá số người, người điều khiển không có bằng, chứng chỉ chuyên môn.

Tập trung “gỡ điểm nghẽn” Tân Sơn Nhất

Dịp Tết Nguyên đán năm nay, một trong những điểm nóng cần tập trung, dồn lực là CHK quốc tế Tân Sơn Nhất. Thống kê cho thấy, năng lực thông qua của toàn mạng cảng hàng không, sân bay tại Việt Nam là 70,15 triệu hành khách/năm nhưng sản lượng năm 2016 ước lên đến gần 82 triệu lượt hành khách. Riêng tại Tân Sơn Nhất - nơi chiếm 40% lưu lượng hành khách thông qua của toàn bộ mạng cảng hàng không Việt Nam, sản lượng năm 2016 ước tính đạt 32 triệu lượt hành khách, trong khi công suất thiết kế là 25 triệu lượt. Việc tăng trưởng quá nóng như vậy sẽ tạo ra áp lực trong khai thác. Minh chứng điển hình cho áp lực khai thác chính là bay chờ, xếp hàng hạ, cất cánh.

Trước đây, sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có khoảng 35 chuyến bay trong giờ cao điểm. Tuy nhiên, hiện con số này đã là 40-42 chuyến/giờ nên điều kiện hạ tầng không đáp ứng được, tắc nghẽn cả trên trời và dưới đất. Tăng khai thác như thế sẽ gây áp lực cho các đơn vị điều hành, cả về không lưu lẫn mặt đất. Đến một lúc nào đó sẽ ảnh hưởng đến an ninh, an toàn. Thống kê cho thấy, số chuyến bay chờ từ 30 phút trở lên tại Tân Sơn Nhất lên tới 200 chuyến mỗi tháng.

Với yêu cầu cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn hàng không và cố gắng phục vụ nhân dân được tốt nhất, Cục Hàng không VN cần làm việc với các đơn vị liên quan thống nhất tiêu chí xác định khung giờ cao điểm, trung điểm, thấp điểm và xây dựng khung giá dịch vụ bay các khung giờ khác nhau để các hãng hàng không lựa chọn. Trên cơ sở đó sẽ cấp phép slot vào các khung giờ cho hợp lý, minh bạch, công bằng giữa các hãng hàng không, giảm tải áp lực giao thông cho TP.HCM vào các giờ cao điểm cũng như tạo sự chủ động hơn cho các đơn vị liên quan (an ninh cửa khẩu, hải quan...) trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

Tổng công ty Cảng hàng không VN, Tổng công ty Quản lý bay VN, các hãng hàng không và các đơn vị liên quan cần chủ động sắp xếp nhân sự, bố trí thời gian làm việc dịp cao điểm hợp lý, tránh để nhân viên làm việc căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến những sai sót do chủ quan, đặc biệt là đối với lực lượng kiểm soát viên không lưu, an ninh sân bay, phi công, tiếp viên... đồng thời, đảm bảo các điều kiện tốt nhất về phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động vận chuyển hàng không, đảm bảo thời gian bảo dưỡng tàu bay và các trang bị kỹ thuật theo đúng quy định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.