Đại diện IMF cho rằng, Việt Nam nên linh hoạt tỷ giá để ứng phó với các cú số từ bên ngoài. Ảnh minh họa |
Báo cáo của IMF tại Diễn đàn Đối tác Việt Nam (VDPF) sáng 5/12 tại Hà Nội đánh giá, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất có thể làm tăng tính bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu và tăng khả năng tác động lan truyền tới nền kinh tế Việt Nam.
Đại diện IMF khuyến cáo: “Tỷ giá hối đoán linh hoạt hơn, đồng thời chính sách tiền tệ tập trung nhiều hơn vào duy trì lạm phát thấp và ổn định cùng với củng cố tài khóa hỗ trợ tăng trưởng sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam ổn định hơn và đảm bảo sự ổn định về tài khóa khi phải đối mặt với những bất ổn và cú sốc từ bên ngoài”.
Ông Jonathan Dunn cũng cho rằng, tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn cũng sẽ tạo điều kiện tăng dự trữ quốc tế và có thể hỗ trợ tăng trưởng thông qua việc tăng tính cạnh tranh hoặc tạo thuận lợi cho điều chỉnh kinh tế vĩ mô đối với các dòng vốn vào, nếu những dòng vốn này phát sinh trong bối cảnh TPP.
Còn chính sách tiền tệ có thể nới lỏng trong ngắn hạn vì lạm phát rất thấp nhưng nên thiên theo hướng thắt chặt hơn nếu áp lực lạm phát xuất hiện, ông Jonathan Dunn nhận định.
Đối với cải cách khu vực ngân hàng, đại diện IMF cho rằng, Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đi vào hoạt động từ tháng 10/2013 đã hấp thụ đáng kể các khoản nợ xấu từ bảng cân đối của các ngân hàng. Tuy nhiên, việc giải quyết nợ xấu còn chậm do những trở ngại về pháp lý và các ngân hàng sẽ trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu bán cho VAMC trong khoảng thời gian từ 5-10 năm theo cách tiếp cận hiện nay.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận