• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Không có chuyện Quy chuẩn 41 “vênh” Luật Giao thông đường bộ

02/08/2017, 14:29

Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ khẳng định Quy chuẩn 41 không trái Luật và phù hợp Công ước Viên.

8

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN - Ảnh: Khánh Linh

Sau gần một năm thực hiện, nhiều ý kiến cho rằng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (Quy chuẩn 41/2016) có nhiều quy định vênh nhau, thậm chí trái với Luật Giao thông đường bộ (GTĐB), nhất là liên quan đến đèn vàng, xe bán tải... Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN trao đổi với Báo Giao thông về vấn đề này.

Phù hợp với công ước Viên

Có ý kiến cho rằng, quy định khi đèn có tín hiệu vàng mà các phương tiện đã tiến sát đến vạch dừng được đi tiếp là chưa phù hợp với quy định của Luật GTĐB, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Cơ quan thực thi pháp luật khó xác định khái niệm “tiến sát”. Ông giải thích thế nào về quy định này?

Năm 2013, Chính phủ có Nghị quyết số 141 đồng ý Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế 1968 về GTĐB và Công ước về Biển báo - Tín hiệu đường bộ (gọi tắt là Công ước Viên). Chính phủ giao Bộ GTVT chủ trì triển khai thực hiện. Bộ GTVT đã phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng Quy chuẩn 41, trong đó đưa khái niệm “đã tiến sát đến” được lấy từ Điều 23 của Công ước Viên vào quy chuẩn. Vì vậy, quy định trong Quy chuẩn 41 là phù hợp với Công ước Viên.

Việt Nam là một thành viên tham gia công ước, đã cấp GPLX quốc tế và cũng có những lái xe là người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, việc đưa khái niệm trên của Công ước Viên vào Quy chuẩn 41 là phù hợp về cả thực tiễn lẫn thẩm quyền của Bộ GTVT.

Thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ TNGT, trong đó có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng do việc lưỡng lự và dừng đột ngột đã bị xe phía sau đâm vào. Đặc biệt, các loại xe tải lớn, vùng mù sát xe không quan sát được và có một chiều dài hãm xe dễ dẫn tới đâm vào các xe chấp hành khi dừng đột ngột phía trước. Quy định tại Quy chuẩn 41 sẽ nâng cao ATGT hơn cho người tham gia giao thông, kể cả là người nước ngoài sử dụng GPLX quốc tế.

Cũng có ý kiến cho rằng, đưa khái niệm ô tô con, xe tải trong Quy chuẩn 41 là chưa thống nhất với Nghị định 95/2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Khái niệm xe con trong Quy chuẩn 41 để phục vụ công tác phân luồng, tổ chức giao thông thuận lợi nhất, vì xe ô tô chở người có rất nhiều loại như xe dưới 9 chỗ, xe buýt, xe khách. Xe chở hàng cũng có nhiều loại như xe tải nhỏ, xe tải lớn, xe ô tô sơ-mi rơ-moóc, xe kéo xe moóc. Khái niệm xe ô tô con không áp dụng trong các quy định về thuế, đăng ký, đăng kiểm xe. Trong khi đó, mục đích của Nghị định 95 phân loại xe là để quy định về niên hạn sử dụng nên chỉ có khái niệm ô tô chở hàng và ô tô chở người nói chung.

Khái niệm về xe con (trong đó có một số xe chở hàng loại nhỏ) đã được định nghĩa, kế thừa từ Điều lệ báo hiệu đường bộ, Quy chuẩn báo hiệu đường bộ xuyên suốt từ năm 1984 đến nay. Quá trình sửa đổi đã lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, đơn vị và đăng tải rộng rãi đều không có ý kiến phản đối về vấn đề này. Khái niệm phân loại xe là căn cứ vào kích thước của xe để phục vụ công tác phân luồng, tổ chức giao thông. Xuất phát từ thực tiễn tổ chức giao thông để đáp ứng nhu cầu xe tải loại nhỏ chở vật liệu nhỏ, thực phẩm, hàng hóa gọn nhẹ, thay cho các loại xe thô sơ chở hàng cồng kềnh gây mất ATGT.

Trong điều kiện đặc biệt ở một số đô thị, tuyến phố mật độ giao thông đông đúc cần thiết phải điều tiết mật độ giao thông như cấm taxi hay cấm một số loại xe chở hàng nhỏ vào các khung giờ. Như vậy, đây là các trường hợp đặc biệt điều tiết mật độ phương tiện là chính. Khi đó, phải sử dụng biển viết bằng chữ theo quy định của quy chuẩn, thẩm quyền đối với đường địa phương do UBND cấp tỉnh quyết định.

Quy chuẩn quy định những nội dung chung, tổng quát để sử dụng thống nhất trên toàn quốc. Tuy nhiên, nếu địa phương cần có phương án tổ chức giao thông khác nhau sẽ căn cứ vào các quy định của quy chuẩn để bố trí báo hiệu cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu chỉ muốn cấm các xe ô tô tải có khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn thì sử dụng biển báo cho phù hợp.

9

Nhiều ý kiến cho rằng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ có nhiều quy định vênh nhau, nhất là liên quan đến đèn vàng - Ảnh: Xuân Đoàn

Không trái Luật GTĐB

Vì sao phải ban hành Quy chuẩn năm 2016 thay thế quy chuẩn năm 2012, thưa ông?

Ngày 8/4/2016, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 06/2016 về việc ban hành Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN41: 2016/BGTVT) thay thế QCVN 41: 2012 và QCVN 83:2015. Mặc dù quy chuẩn mới cơ bản được kế thừa, bổ sung điều chỉnh trên cơ sở của các quy chuẩn trước và nội dung cơ bản không khác nhiều mà chỉ theo hướng rõ ràng, chi tiết hơn, hạn chế tình trạng cắm quá nhiều biển cảnh báo, khắc phục các bất cập của quy chuẩn trước với thực tế áp dụng. Tôi khẳng định, cả 2 nội dung nêu trên trong Quy chuẩn 41 không trái với Luật GTĐB, phù hợp với thực tiễn và Công ước Viên năm 1968 mà nước ta đã cam kết gia nhập theo Nghị quyết của Chính phủ.

Có nhiều ý kiến đề nghị điều chỉnh thay thế, bổ sung hệ thống biển báo hiệu, vạch sơn cho phù hợp với quy chuẩn mới, làm căn cứ pháp lý cho các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Quan điểm của Tổng cục về đề nghị này?

Lộ trình thay thế, điều chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ được quy định trong quy chuẩn. Các biển báo có giá trị ghi trên biển khác với giá trị cần báo phải điều chỉnh ngay, trong một số trường hợp cần thiết, sử dụng biển bằng chữ. Các biển báo có nội dung, mục đích khác, phải điều chỉnh như các biển báo cấm quay đầu, cấm rẽ trái, cấm rẽ phải hay đồng thời cấm quay đầu, rẽ trái; cấm quay đầu đồng thời rẽ phải thì căn cứ vào mục đích cấm, tổ chức giao thông của địa phương để điều chỉnh.

Trong trường hợp đã có biển phụ, bằng chữ không gây hiểu nhầm mà chưa có điều kiện để thay thế, vẫn tiếp tục cho phép sử dụng. Việc thay thế toàn bộ các biển báo, vạch sơn cùng một lúc là không khả thi, gây lãng phí trong khi nguồn lực kinh phí còn hạn chế. Vì vậy, các biển báo hiệu đang tồn tại, còn tốt và nội dung không sai khác, không gây hiểu nhầm, trước mắt vẫn có hiệu lực đến khi được thay thế mới.

Bên cạnh đó, ưu tiên thay thế ngay vạch sơn tim đường bị mòn, mờ mất tác dụng bằng các vạch sơn màu vàng theo quy chuẩn mới. Đối với các đoạn tuyến chưa được sơn kẻ đường theo quy chuẩn mới, người tham gia giao thông căn cứ tính chất đứt nét, liền nét để tham gia giao thông. Vạch sơn xác định khoảng cách xe trên đường cao tốc được phép sử dụng đến khi thay thế mới.

Cảm ơn ông!

Quy chuẩn 41 chỉ áp dụng trong phạm vi báo hiệu đường bộ

Về khái niệm xe con, xe tải, ông Ngô Hồng Hệ, Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm VN) cho rằng, Điểm 30, Điều 3 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41) giải thích, xe ôtô con được xác định theo Giấy chứng nhận đăng kiểm, để chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe hoặc xe ô tô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500kg; xe ô tô con bao gồm cả các loại xe có kết cấu như xe máy 3 bánh nhưng có tải trọng bản thân xe lớn hơn 400kg và tải trọng toàn bộ xe cho phép nhỏ hơn 1.500kg.

Điểm 3.32, Điều 3 giải thích: Ô tô tải là xe để chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định  từ 1.500kg trở lên.

Tuy nhiên, theo tôi trước đây trong nội dung Tiêu chuẩn Việt Nam 6211: 2003 được ban hành năm 2003 đã có các định nghĩa thế nào là xe con, xe tải. Tôi cho rằng, việc giải thích từ ngữ về xe con, xe tải được nêu tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ chỉ áp dụng trong phạm vi báo hiệu đường bộ mà không dùng cho lĩnh vực khác nên không hoàn toàn sai, nhưng nếu câu chữ giải thích như vậy cũng sẽ dễ gây hiểu lầm, dẫn đến các cách hiểu khác nhau.

Các khái niệm về xe con, xe tải cần giữ nguyên theo tiêu chuẩn quốc gia đã được áp dụng chung. Vì vậy, theo tôi nên sử dụng các định nghĩa về ôtô được nêu trong Tiêu chuẩn VN 6211: 2003 để tạo sự thống nhất. Đồng thời, để tránh sự hiểu lầm về khái niệm phương tiện được nêu trong quy chuẩn báo hiệu, nên bổ sung vào Điểm 30, Điều 30 nên cụm từ “Làn đường dành cho” nhằm nêu rõ hơn khái niệm mà quy chuẩn báo hiệu đường bộ cần điều chỉnh. Ví dụ như: “Làn đường dành cho xe con có thể sử dụng cho xe tải có trọng tải đến 1.500kg...”. hoặc “Làn đường dành cho xe con gồm: xe con, xe tải có trọng tải đến 1.500kg”.

Huy Lộc

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.