• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Không ứng dụng khoa học, khó lòng kéo giảm tai nạn giao thông

27/11/2015, 07:02

Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng, Chủ tịch UB ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị ATGT Việt Nam 2015.

4
Lực lượng TTGT đang trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình ô tô - Ảnh: Phan Tư

Phó Thủ tướng chỉ đạo, phải kêu gọi xã hội hóa đầu tư mạnh mẽ để ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến đảm bảo ATGT bền vững.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trên mọi mặt

Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nếu công tác bảo đảm trật tự ATGT vẫn làm theo cách thủ công sẽ khó lòng tiếp tục kéo giảm TNGT. Áp dụng khoa học công nghệ có vai trò của cả các bộ, ngành Trung ương và địa phương, trong đó địa phương có vai trò lớn, mà điển hình là một số nơi như: TP HCM, Đà Nẵng đã đi đầu.

“Phải ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa những tiến bộ của khoa học công nghệ vào công tác bảo đảm trật tự ATGT ở tất cả các khía cạnh, lĩnh vực, từ quản lý giao thông đến giáo dục, phòng chống lạm dụng rượu bia, trong tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm, cấp cứu y tế… theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

“Tôi rất đồng tình với đề xuất xây dựng đề án tổng thể về Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo đảm trật tự ATGT giai đoạn 2016-2020. Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia xem xét, doanh nghiệp nào có công nghệ, năng lực tài chính kỹ thuật tốt hơn, giá rẻ hơn mà làm tốt hơn thì lựa chọn. Cần xã hội hóa đầu tư mạnh mẽ và tốt hơn, để Nhà nước có lợi, người dân cũng có lợi”.

Phó Thủ tướng Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban ATGTQuốc gia
Nguyễn Xuân Phúc

Nhìn nhận từ hội nghị ATGT năm trước, Phó Thủ tướng biểu dương ngành GTVT, các ngành chức năng và doanh nghiệp đã triển khai kết luận chỉ đạo về việc thí điểm lắp đặt hệ thống giám sát giao thông trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai theo hình thức đầu tư xã hội hóa. Đồng thời, Phó Thủ tướng hoan nghênh những nghiên cứu về vệt hằn lún bánh xe, quản lý an toàn xe máy, ảnh hưởng của tải trọng phương tiện đến ATGT, mô hình chăm sóc nạn nhân TNGT trước khi đưa vào viện…

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng mong các ngành chức năng, các nhà khoa học, chuyên gia đặt vấn đề và áp dụng sớm, thường xuyên tiến bộ khoa học công nghệ vào chính những vấn đề ATGT đang gây bức xúc, chứ không nên chờ đến hội nghị về ATGT mới nêu ra. “Điểm đen” TNGT có phải là vấn đề khoa học không, có áp dụng khoa học công nghệ để giải quyết được không? Đường ngang dân sinh gây tai nạn nhiều, có phải vấn đề cần đến khoa học công nghệ không, phải làm thế nào?”, Phó Thủ tướng nêu vấn đề.

Cũng tại hội nghị, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia tiếp thu các nghiên cứu, đề xuất của các nhà khoa học, chuyên gia để đề xuất các giải pháp liên quan. Đồng thời, tạo điều kiện cho các ngành, địa phương, tổ chức cùng khai thác kết quả của hội nghị ATGT để ứng dụng vào thực tiễn.

5
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị ATGT Việt Nam 2015

Doanh nghiệp sẵn sàng “làm trước, gỡ sau”

Theo ông Khuất Việt Hùng (Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy Ban ATGT Quốc gia), so sánh năm 2015 với năm 2011 cho thấy, số vụ TNGT đã giảm 51%, số người bị thương giảm gần 60% và số người chết do TNGT đã giảm gần 24% trong điều kiện phương tiện giao thông và nhu cầu vận tải tăng cao.

“Có được kết quả trên, ngoài những nỗ lực của các cơ quan quản lý T.Ư và địa phương, lực lượng thực thi công vụ, các doanh nghiệp, còn có sự đóng góp to lớn của cộng đồng, trong đó có các nhà khoa học, chuyên gia trực tiếp và gián tiếp liên quan đến lĩnh vực ATGT”, ông Hùng nói và cho biết, dự án thí điểm đã được triển khai trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Nội Bài - Phú Thọ) và Pháp Vân - Ninh Bình là cơ sở thực tiễn quan trọng để tiếp tục nghiên cứu xây dựng Đề án tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo đảm trật tự ATGT giai đoạn 2016-2020.

Tại 7 Tổ thảo luận chuyên đề của hội nghị đã có nhiều đề xuất, nghiên cứu mới về ứng dụng khoa học công nghệ vào ATGT. Trong đó, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT nêu đề xuất dựng một hệ thống thông tin mặt trời (gọi tắt là Solar) để ứng dụng công nghệ Big Data (dữ liệu lớn) khai thác cơ sở dữ liệu hiện có nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác nhất về tình trạng ATGT Quốc gia. Từ đó xác định và phân tích nguyên nhân căn bản gây tai nạn rồi đưa ra các báo cáo khuyến nghị hỗ trợ tham mưu chiến lược, chính sách, đề án Quốc gia.

Nếu được thông qua, FPT sẽ bắt tay vào xây dựng và bắt đầu triển khai vào quý I/2016. Sau 6 tháng vận hành, FPT sẽ đánh giá hiệu quả và đưa ra phương án mở rộng phục vụ các ban, ngành và chính quyền địa phương.

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc tiên phong đầu tư dự án thí điểm lắp đặt hệ thống camera giám sát trên cao tốc, ông Trương Gia Bình cho rằng, quá trình triển khai đề án gặp rất nhiều khó khăn về cơ chế chính sách và cần sự mạnh dạn của doanh nghiệp. “Nghị quyết 36a của Chính phủ ra đời đã tháo gỡ cơ bản những cơ chế chính sách, cách làm và phương thức để tìm nguồn vốn và hơn hết điều quan trọng là cần một sự tiên phong chấp nhận mạo hiểm, “làm trước, gỡ sau”, ông Bình nói.

Đề cập vấn đề áp dụng khoa học công nghệ vào phát hiện, xử lý vi phạm ATGT, Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, việc xử phạt “nguội” thông qua hình ảnh vi phạm gặp nhiều khó khăn, có trường hợp CSGT phải đến tận cơ quan của chủ phương tiện thì họ mới chấp hành.

“Nếu xử phạt qua hình ảnh phải đồng bộ, chủ phương tiện phải có tài khoản. Tôi đề nghị thí điểm đăng ký xe là phải có tài khoản, trước hết là với ô tô, để xử phạt thuận tiện hơn”, Thiếu tướng Trần Sơn Hà đề xuất và cho biết, ở nhiều nước đã thực hiện việc chủ sở hữu ô tô phải mở tài khoản, nếu vi phạm Luật Giao thông mà không đến nộp phạt sẽ bị tăng nặng, thậm chí có nước bắt đi tù. Ông Hà cũng cho rằng, đi đôi với áp dụng công nghệ hiện đại phải có sự đồng bộ hóa các hệ thống cũng như đội ngũ người sử dụng, vận hành. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.