• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Kinh hoàng xe Limousine chạy khoán chuyến ở Thanh Hóa

27/03/2019, 06:50

Tình trạng khoán chuyến cho lái xe khiến các xe Limousine bất chấp nguy hiểm, phóng bạt mạng để quay vòng đưa đón khách.

Vụ TNGT trên cao tốc Pháp Vân - Cầu giẽ - Ninh Bình hôm 5/3 khiến 4 người
trên xe Limousine Lý Thảo gặp nạn

Chỉ cần gõ từ khóa tìm kiếm “Limousine Thanh Hóa - Hà Nội” thì Google đã cho ra 669.000 kết quả trong vòng 0,47 giây. Qua trích xuất hồ sơ, tại Thanh Hóa có tới 6 hãng xe Limousine với khoảng 63 phương tiện chạy tuyến hợp đồng và cố định. Đáng lo ngại, tình trạng khoán chuyến cho lái xe khiến các xe Limousine bất chấp nguy hiểm, phóng bạt mạng để quay vòng đưa đón khách.

Bất an việc khoán chuyến cho tài xế

Ngày 20/3, PV Báo Giao thông gọi điện đặt chỗ xe Limousine của nhà xe Minh Chánh ở TP Thanh Hóa và được cho biết, nhà xe này có 2 giá vé duy nhất là 220 nghìn đồng (dành cho 3 ghế đầu) và 200 nghìn đồng (dành cho 3 ghế sau). Sau khi đón khách lòng vòng trong TP Thanh Hóa, chiếc ôtô 7 chỗ BKS 36A-290.93 của nhà xe Minh Chánh bố trí khách ở 3 ghế đơn có giá cao hơn so với một ghế dài có 3 người ngồi phía sau.

Suốt dọc đường đi, các xe không hề ghé vào bến bãi nào, khách lên xe được tài xế nhắc nhở ký tên vào bản “hợp đồng vận tải” để nếu cơ quan chức năng có hỏi, nhà xe sẽ nói “đây là xe chở khách hợp đồng chứ không chạy dù tuyến cố định. Tới Hà Nội, chiếc xe đỗ gần bến xe Giáp Bát, sau đó có 1 xe ô tô khác ra “tăng bo” trung chuyển để đưa khách đến các điểm đã hẹn.

Đó là thực trạng phổ biến của nhiều hãng xe Limousine khác ở Thanh Hoá như: Vân Anh, Đại Nam, Vĩnh Quang… Chỉ cần thông qua tổng đài đặt chỗ, hoặc đến trực tiếp các điểm bán vé là có thể mua vé để đi Hà Nội, khi ra tới Hà Nội sẽ có xe trung chuyển đưa khách đến tận nơi cần đến, giá vé từ 180 -200 nghìn đồng tuỳ vị trí ngồi.

Đáng lo ngại, các nhà xe Limousine trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều khoán chuyến cho lái xe, gây nên hiện tượng các xe chạy tốc độ kinh hoàng để kịp quay đầu chuyến khác. Anh L.V.T., một người từng có 2 năm lái loại xe này chia sẻ: “Bình quân mỗi chuyến, lái xe được trả lương từ 150-200 nghìn đồng (tùy theo nhà xe), bởi vậy, nếu một ngày chạy được 2 vòng Thanh Hóa - Hà Nội sẽ có thu nhập tốt. Muốn chạy được 2 vòng, phải chạy nhanh, dù biết chạy quá tốc độ là không an toàn và dễ xảy ra tai nạn…”. Anh T.V.L., một lái xe Limousine khác kể: “Lương của tôi được tính theo chuyến là 200 nghìn đồng. Muốn ngày chạy 2 vòng (4 chuyến đi về), thì phải chạy từ Hà Nội - Thanh Hoá trong thời gian 2,5-3 giờ đồng hồ, lái xe không có bất cứ hợp đồng lao động hay bảo hiểm gì”.

Anh Vũ Hải, cán bộ Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình quy định tối đa là 120km, nhưng lái xe Limousine đều chạy 130 - 140km/h thậm chí lên đến 160km/h. Có nhà xe chạy từ Hà Nội vào Thanh Hóa chỉ mất hơn 2 giờ”.

“Khó” kiểm soát, xử lý?

Xe Limousine BKS 36A-290.93 trả khách và đang chờ xe tăng cường trung chuyển ở Hà Nội

Trước tình trạng xe Limousine bùng phát, khoán chuyến tài xế dẫn đến đua tốc độ trên đường, ông Lại Thế Chung, Đội trưởng Đội TTGT số 2 (Thanh tra Sở GTVT Thanh Hóa) cho biết, hiện nay có 2 loại xe Limousine đó là dạng xe chạy hợp đồng và xe chạy tuyến cố định. Lâu nay việc xử lý đối với dạng xe chạy hợp đồng là rất khó. Để xử lý được những loại xe chạy hợp đồng thì phải có chuyên đề, cài cắm người đi xe mua vé để bắt quả tang, rất mất thời gian. Còn việc xử lý đậu, đỗ thì mức phạt rất nhẹ trong khi những xe này thường xuất phát từ nhà riêng, trụ sở của họ nên hầu như vi phạm không có.

Chiều 5/3, xe Limousine BKS 36B-027.16 do Nguyễn Hữu Hậu (30 tuổi, trú tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) điều khiển va chạm với một xe container cùng chiều trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình khiến 2 người tử vong tại chỗ, 2 người khác bị thương. Trước đó, ngày 23/1, tại Km 339+600 QL1, đoạn xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), cũng chính chiếc xe Limousine này đã tông chết một người điều khiển xe máy.


“Cần có một giải pháp để nhận biết dạng xe Limousine ví dụ như quy định chung một màu sơn hay hộp đèn mào như taxi vì hiện nhiều xe chạy hợp đồng nhưng không hề biết hết được. Do đó, quá trình sửa đổi Nghị định 86 làm sao để quy định được thực tế hơn và công tác quản lý, giám sát chặt chẽ hơn”, ông Chung đề xuất.

Theo ông Vương Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa, theo Nghị định 86/2014 và Thông tư 63/2014/TT - BGTVT thì những xe từ 10 chỗ trở lên phải báo cáo các thông tin như hành trình, danh sách khách, điểm đón trả khách về Sở GTVT địa phương biết. Nhưng đối với những xe từ 9 chỗ trở xuống họ không bị bắt buộc phải khai báo nên công tác quản lý rất khó khăn. “Thời gian qua, Sở GTVT cũng đã vận động đưa hai hãng xe của Công ty Hoa Dũng và Vân Anh vào bến xe phía Bắc không để đậu, đỗ tràn lan ra đường phố. Thông qua đó, sẽ nắm được lịch trình của các xe tại bến”, ông Tuấn cho biết thêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.