• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái xe an toàn

Lái xe dùng điện thoại nguy hiểm hơn cả say rượu, bia

27/05/2016, 15:39
image

Sử dụng điện thoại còn nguy hiểm hơn hành vi uống rượu bia khi lái xe.

18

Đôi nam nữ vừa lái xe vừa nhắn tin, cả hai đều không đội MBH (Chụp trên phố Xã Đàn,quận Đống Đa, Hà Nội) - Ảnh: K.Linh

Sử dụng điện thoại còn nguy hiểm hơn hành vi uống rượu bia khi lái xe. Tuy nhiên, ở bất kỳ đoạn đường nào chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh người lái xe vô tư nghe điện thoại khi lưu thông trên đường.

Vô tư nghe điện thoại dù đang lái xe

Trên đường Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) đoạn gần Trường Đại học Công Đoàn, chưa đầy 30 phút, PV Báo Giao thông chứng kiến vài chục lượt người điều khiển phương tiện, cả ô tô lẫn xe máy, vừa đi xe vừa mở điện thoại ra nghe, gọi. Dù lưu lượng phương tiện rất đông, nam thanh niên điều khiển xe máy BKS 99D1 - 253.81, một tay đưa điện thoại áp vào tai, một tay vẫn điều khiển xe lao vút về phía trước.

Vài chục giây sau, cũng tại đoạn đường này, người đàn ông trung niên điều khiển xe máy BKS: 29Y7 - 181.99, đi xe máy một tay, tay kia lướt bàn phím điện thoại nhắn tin. Đến khu vực chờ đèn đỏ, do không để ý phía trước, phanh dúi dụi trước sự bức xúc của nhiều người đi đường.

Tình trạng phổ biến khác tại rất nhiều tuyến đường của Hà Nội là khi nút đèn tín hiệu chuyển đỏ, hàng loạt các chủ phương tiện bắt đầu mở điện thoại ra sử dụng. Đến khi đèn chuyển xanh, các phương tiện phía sau còi inh ỏi, những người sử dụng điện thoại mới tá hỏa một tay cầm điện thoại, một tay lái xe qua nút giao. Ngoài việc sử dụng điện thoại để nghe, gọi, nhiều người thậm chí còn dùng điện thoại nhắn tin, nghe nhạc, lướt mạng khi đang điều khiển xe.

Chị Đào Ngọc Giang ở Hà Đông bức xúc: “Tham gia giao thông trên đường nhiều người rất vô ý thức, vừa đi vừa nói chuyện điện thoại oang oang, khiến người khác mất tập trung. Đã có người vì mải mê nghe điện thoại mà qua đường thiếu quan sát, chuyển hướng không báo hiệu, đèn đỏ quên dừng lại… gây tai nạn cho mình và người khác”.

Nguy hiểm hơn cả uống rượu, bia

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn Phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, lái xe sử dụng điện thoại là hành vi rất nguy hiểm, tiềm ẩn rủi ro cao dẫn đến TNGT. Một số nghiên cứu được công bố chứng minh, tốc độ phản ứng của người lái xe khi sử dụng điện thoại giảm tới 50%. Người lái xe dùng tay sử dụng điện thoại phản ứng chậm hơn 30% so với người vi phạm quy định nồng độ cồn ở mức 80 mg/100ml. “Nói một cách khác, trong trường hợp này sử dụng điện thoại còn nguy hiểm hơn hành vi uống rượu, bia khi lái xe”, ông Minh chia sẻ.

Ông Minh dẫn chứng, theo một nghiên cứu ở tốc độ 112 km/h, quãng đường phanh (nhận thức - phản ứng - phanh) trong điều kiện lái xe bình thường là 31m, khi uống đồ uống có cồn mức 80 mg/100 ml là 35m, sử dụng điện thoại rảnh tay là 39m, còn sử dụng điện thoại cầm tay phải là 45m. 

Một báo cáo mới đây của WHO cho thấy, trên thế giới trong vòng từ 5-10 năm trở lại đây, tỷ lệ người lái xe sử dụng điện thoại đang ngày càng gia tăng, từ 1% lên khoảng 11%. Mặc dù rất khó đánh giá chính xác tác động của việc sử dụng điện thoại, phần lớn nghiên cứu cho rằng, rủi ro va chạm của người sử dụng điện thoại có thể gấp 4 lần bình thường.

Có tới 26% số vụ TNGT tại Mỹ có liên quan tới sử dụng điện thoại. Nguyên nhân chính là do nội dung trao đổi trên điện thoại làm người lái phân tâm. Chính vì vậy công ước quốc tế đã cấm việc dùng tay sử dụng điện thoại khi lái xe. Tại nhiều quốc gia phát triển, mặc dù cho phép dùng thiết bị rảnh tay và bộ đàm, nếu phát hiện người lái xe mất tập trung do sử dụng điện thoại (rảnh tay), cảnh sát vẫn có thể dừng xe và phạt.

Liên quan đến vấn đề này ở Việt Nam, ông Minh cho biết, hành vi này vẫn diễn ra phổ biến trên đường phố bởi quy định pháp luật còn bất cập, công tác kiểm tra xử phạt chưa triệt để. “Khi một người thấy một người khác lái xe, sử dụng điện thoại không bị phạt, họ sẽ sử dụng khi cần và tình trạng này tiếp tục lan rộng, ngày càng trở nên phổ biến”, ông Minh nói.

* Theo Nghị định 171 năm 2013, quy định mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại di động khi lái ô tô hoặc các phương tiện tương tự như ô tô, với mức từ 600.000 - 800.000 đồng; từ 60.000 - 80.000 đồng đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), hoặc các phương tiện tương tự như xe máy; từ 50.000 - 60.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy. Tuy nhiên, hiện số liệu xử phạt của các cơ quan chức năng với lỗi vi phạm này gần như rất ít. Đơn cử theo số liệu thống kê của Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội từ đầu năm đến nay chỉ xử lý được 1.071 trường hợp lái xe sử dụng điện thoại.

* Trao đổi với Báo Giao thông, Thiếu tá Trịnh Tiến Thành, Đội phó Đội CSGT số 6 cho biết, lái xe sử dụng điện thoại CSGT Hà Nội sẽ xử phạt. Tuy nhiên, việc xử phạt lỗi này còn chưa triệt để. Có quá nhiều người vi phạm lỗi này cùng một lúc, trong đó mỗi chốt trực chỉ có khoảng 3 - 4 CSGT, khó xử lý hết được.Cũng theo Thiếu tá Thành, vào những khung giờ cao điểm, người tham gia giao thông thường hay sử dụng điện thoại nhất. Vào khung giờ đó, để đảm bảo ATGT trên đường, CSGT lại phải tập trung phân luồng, nếu dừng xe để xử phạt sẽ xảy ra ách tắc.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.