Bệnh chủ quan chính là một căn bệnh nan y, đa số trong trạng thái ủ bệnh cho đến khi xảy ra TNGT thì tất cả đều đã quá muộn. (Ảnh minh hoạ) |
Nhiệm vụ của lái xe là điều khiển chiếc xe đi đến nơi về đến chốn an toàn. Để làm được điều này phải hội đủ nhiều điều kiện: Phải có sức khỏe, phải có giấy phép điều khiển đúng loại xe mình lái, có tâm, có đạo đức nghề nghiệp; Biết nhường nhịn, phán đoán và xử lý các tình huống một cách khoa học, chính xác…
Một lái xe khi đã hội đủ tất cả những điều kiện cần và đủ với điều kiện tình trạng kỹ thuật phương tiện tốt, yếu tố quan trọng bậc nhất để lái xe an toàn theo chủ quan của tôi đó là tốc độ. Tốc độ phù hợp với sức khỏe lái xe, tốc độ phù hợp với khả năng lái, phán đoán, xử lý tình huống, tốc độ phù hợp với tình trạng mặt đường, mật độ giao thông, điều kiện thời tiết, điều kiện địa hình…
Nhưng kĩ năng và kinh nghiệm là vậy, tại sao vẫn có rất nhiều tai nạn xảy ra trên đường, kể cả với những tay lái “non” và cả những “tài già” chuẩn bị về hưu?
Bệnh chủ quan chính là một căn bệnh nan y, đa số trong trạng thái ủ bệnh cho đến khi xảy ra TNGT thì tất cả đều đã quá muộn.
Bất cứ người nào đi ra đường hoặc trực tiếp làm khách trên các chuyến xe chẳng xa lạ gì việc tài xế đua tốc độ. Ngoài những khu vực có CSGT chốt chặn, đo tốc độ, gần như tất cả các tài xế đều chạy... như điên.
Giá như tất cả các lái xe đều có suy nghĩ phía trước mình là tai nạn đang chờ, phải thật cẩn thận, phải giảm tốc độ đến mức có thể để lường, tránh hết mọi tình huống; Giá như tất cả các lái xe đừng quá chủ quan, đừng quá tự tin chắc hẳn đã có hàng ngàn người vô tội không phải chết oan uổng, gia đình, người thân của họ không phải chịu cảnh chia lìa với nỗi đau dai dẳng đến hết cuộc đời…
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận