Thế giới giao thông

Làm gì để ngăn các thảm kịch giống vụ bé trai tử vong ở trường Gateway?

07/08/2019, 11:12

Theo Tiến sỹ Huber, trẻ em thường trải qua mê sảng và sau đó co giật trước khi rơi vào trạng thái hôn mê hoặc tử vong khi bị mắc kẹt trên xe.

img
Tại nhiều nước trên thế giới các trường hợp trẻ em tử vong do bị mắc kẹt trên xe thường cũng đã được ghi nhận.

Ngày 4/8/2019, báo Global News của Canada đã đăng tải một bài viết đáng chú ý trong đó nêu ra con số thống kê cho thấy ở nước này trung bình mỗi năm có 1 trẻ em tử vong do bị cha mẹ, người chăm sóc bỏ quên trên xe hơi.

Ngoài gia, các chuyên gia ý tế, giáo dục của nước này cũng đưa ra những lời khuyên căn bản để các bậc phụ huynh và nhà giáo dục lưu tâm để tránh xảy ra những trường hợp trẻ thiệt mạng do bất cẩn của người lớn trong những trường hợp có liên quan.

Mỗi năm có một bé tử vong

Theo Global News, những năm gần đây, các tai nạn trong đó trẻ em chết khi mắc kẹt, bỏ quên trong xe hơi bị nắng nóng rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và Canada cũng không phải là một ngoại lệ.

Các tác giả của một nghiên cứu vừa được công bố hồi tháng 7 ở nước này cho thấy có rất nhiều không nhận thức được những tai nạn thương tâm như vậy và những người làm cha mẹ thực sự cần áp dụng những bài học cơ bản để tránh những thảm kịch đó.

Nghiên cứu từ một bệnh viện dành cho trẻ em có tên Hospital for Sick Children ở Candana đã kết luận rằng trung bình mỗi năm ở quốc gia Bắc Mỹ này có một trẻ em tử vong vì bị mắc kẹt trong những chiếc xe đang nóng (do nhiệt từ động cơ nhưng không để chế độ điều hòa, thông gió hoặc đang đậu dưới thời tiết nắng và bị đóng kín cửa), thường là do cha mẹ hoặc người chăm sóc quên chúng ở bên trong.

Việc những ông bố, bà mẹ và những người có trách nhiệm trông giữ trẻ để quên các cháu bé trong xe là nguyên nhân chính của 4 trong số 6 trường hợp trẻ em Canada tử vong được ghi nhận từ năm 2013 đến 2018, theo nghiên cứu được công bố vào tháng trước trên tạp chí Nhi khoa và Sức khỏe trẻ em của nước này.

Các tình huống xung quanh một trường hợp tử vong thương tâm gần đây được đưa vào nghiên cứu - đó là trường hợp cái chết vào tháng 5/2019 của một đứa trẻ 16 tháng tuổi ở Burnaby, B.C. (hiện vẫn đang được cảnh sát điều tra, chưa có kết luận cuối cùng).

img
Những trường hợp trẻ bị tử vong trên xe hơi thường rất đau lòng và chính người thân của các bé dễ vướng vòng lao lý. (Trong ảnh là anh Juan Rodriguez cùng vợ và một cậu con trai rời tòa án ở New York, Mỹ đầu tháng 8/2019 sau khi được miễn tội ngộ sát khi để quên hai cậu con trai khác trên xe dẫn đến việc hai cháu bé tử vong). - ảnh AP.

Tiến sĩ Joelene Huber, một trong những tác giả của nghiên cứu do Hospital for Sick Children thực hiện, cho biết những tai nạn như vậy có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng nhấn mạnh rằng các bậc phụ huynh cần thiết phải áp dụng các thói quen mới có thể ngăn ngừa thảm họa.

"Bạn không bao giờ để một đứa trẻ không được chăm sóc trong một chiếc xe cơ giới, thậm chí thời gian này chỉ trong một phút, ngay cả tôi cũng vậy. Đó là một quy tắc mà bạn tự tạo ra cho mình. Ngay cả khi tôi quên một thứ gì đó tưởng chừng như rất vô hại trong nhà, tôi cần phải chạy lại kiểm tra lũ trẻ" - nữ tiến sỹ Joelene Huber nói.

Phần lớn các nhà điều tra về trường hợp bé 16 tuổi tử vong hồi tháng 5 như đề cập bên trên đã nghiên cứu các sự cố liên quan trong đó có trường hợp một người phụ nữ vô tình để quên cháu trong xe khi đưa cháu về nhà.

Đó là trường hợp gây ra cái chết năm 2013 của cậu bé Maximus Huyskens - một bé trai mới chững biết đi được phát hiện đã chết ở ghế sau của trên xe của bà ngoại khi bé vừa sinh nhật tròn hai tuổi được một tháng.

Về vụ việc này, tòa án cho biết người phụ nữ đã đón cháu trai từ nhà của con gái để đưa cháu đi học, nhưng lái xe nhầm về nhà và bỏ quên cháu trên xe sau khi làm ca đêm.

Cuối cùng, người phụ đã phải nhận tội vì đã không cung cấp các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và nhận án tù treo cùng với hai năm quản chế theo đề nghị chung của tòa án và chính luật sư bào chữa.

Những thói quen cần thiết

Để tránh những thảm kịch tương tự, Tiến sỹ Huber khuyến nghị các bậc phụ huynh nên chủ động bố trí các biện pháp để các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em (giáo viên, giám sát lớp học, trung tâm đào tạo, giáo dục...) có thể gọi điện trao đổi, thông tin, thậm chí phát cảnh báo nếu con cái của họ bất ngờ vắng mặt.

Tiến sỹ Huber cũng đề nghị cha mẹ thực hiện một vài thói quen để hạn chế việc sao nhãng, quên trẻ trên xe, chẳng hạn như đặt điện thoại di động của họ ở ghế sau của xe mỗi khi có trẻ em ngồi bên trong phương tiện.

img
Thực hành những thói quen thận trọng vô cùng cần thiết với các bậc cha mẹ khi đưa đón con cái bằng e hơi - ảnh The Conversation.

Thông thường, bạn phải có được điện thoại di động của mình vào bất cứ lúc nào, vì vậy, đó là một cách tốt để ghi nhớ đối với những người hay sao nhãng với trẻ em.

Bà Huber cũng kêu gọi các bậc cha mẹ áp dụng câu thần chú "Nhìn trước khi Khóa" (cửa xe, nhà) và có thói quen kiểm tra ghế sau của phương tiện cơ giới bất cứ khi nào họ rời khỏi xe bất kể lúc đó họ có con hay không.

Theo bà Huber, người đi đường cũng có một vai trò trong việc ngăn chặn những trường hợp trẻ em bị tử vong do mắc kẹt, bị bỏ quên trên xe.

Tiến sỹ Huber lưu ý rằng những người đi đường vô tình phát hiện ra trẻ em một mình trong xe hơi đậu bên vệ đường, trong sân, sảnh của các tòa nhà cũng nên gọi 911 ngay lập tức ngay cả khi những đứa trẻ đó có vẻ ổn.

Bà Huber cho hay, hiện tượng hiệu ứng nhà kính luôn trực diễn ra với những chiếc xe bị đóng kín cửa và không bật điều hoàn. Thực tế này có thể khiến nhiệt độ bên trong phương tiện bốn bánh tăng vọt đến mức chết người ngay cả khi nhiệt độ bên ngoài trời dao động từ 21 hoặc 22 độ C (nhiệt độ được cho là tương đối mát mẻ).

Tác động này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em bởi cơ thể của các bé không được trang bị đầy đủ để thích ứng với nhiệt độ và có thể nhanh chóng gây ra tình trạng nguy hiểm nếu tiếp xúc với nhiệt độ quá cao.

Theo Tiến sỹ Huber, trẻ em thường trải qua cơn mê sảng và sau đó co giật trước khi rơi vào trạng thái hôn mê hoặc tử vong.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.