Trong một nghiên cứu của Mỹ cho thấy rằng, số lần cha mẹ đánh đập con cái ảnh hưởng lớn tới IQ của chúng. Nguyên nhân là do việc trừng phạt kiểu này có thể gây ra căng thẳng tinh thần cho trẻ.
Nếu trẻ bị trừng phạt thể xác hơn 3 lần trong một tuần, chúng sẽ mắc chứng rối loạn căng thẳng mãn tính. Nếu trẻ bị đánh đập “như cơm bữa”, chúng sẽ có một loạt các triệu chứng căng thẳng sau chấn thương, chẳng hạn như thường xuyên sợ hãi và lo lắng rằng những điều không may sẽ xảy ra với mình.
Những triệu chứng căng thẳng này có thể dẫn đến chỉ số thông minh thấp. Sau đây là những ví dụ về việc làm thế nào để kỷ luật trẻ mà không đánh đập, mắng mỏ.
1. Khi trẻ bướng bỉnh, nghịch ngợm, không nghe lời
Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, tính khí bướng bỉnh của chúng có thể là do bắt chước cha mẹ mà có. Vì vậy, trước tiên cha mẹ cần chấp nhận tính khí của con mình, sau đó thay đổi dần đần.
Đối với một đứa trẻ bướng bỉnh, cách tốt nhất để thay đổi là làm bạn với chúng. Điều này có nghĩa là thích những gì trẻ thích và trân trọng những gì trẻ trân trọng.
Nếu cha mẹ có thể kiên trì trò chuyện với con cái mỗi ngày và đồng ý làm cùng con 1-2 việc chúng thích vào mỗi cuối tuần, tự nhiên trẻ sẽ sẵn sàng nghe theo ý muốn của cha mẹ.
Trước tiên, cha mẹ nên là bạn của con cái mình, sau đó cố gắng bày tỏ những nhu cầu 2 bên thông qua giao tiếp bằng lời nói. Ví dụ, hãy kiên quyết cho trẻ biết rằng gian lận sẽ không đạt được điều mình muốn. Thay vào đó, hãy ngồi xuống và nói rõ ràng với trẻ rằng, nếu chúng muốn gì thì cần phải nói ra bằng lời, miễn đó là điều hợp lý thì sẽ được đáp ứng.
Cha mẹ hãy để trẻ làm quen với quá trình suy nghĩ, học cách bày tỏ yêu cầu thay vì khóc lóc thể hiện cảm xúc. Ban đầu, điều này có thể sẽ khó làm nhưng nếu cha mẹ kiên trì, kiên nhẫn chờ đợi những thay đổi của trẻ, tạo không khí gia đình hòa thuận thì thói quen tốt sẽ hình thành.
2. Khi trẻ có những thói quen xấu như hay cãi lại, nói dối, lười học, mê game, hay quên…
Cha mẹ đừng quên rằng, bản thân mình khi còn nhỏ cũng từng có một trong số những thói quen xấu này. Do đó, cha mẹ đừng vội la mắng con cái, nguyên nhân chính không phải là lời qua tiếng lại mà là sự bất hòa giữa cha mẹ và con cái.
Nói dối hầu hết là kết quả không thể tránh khỏi của việc trẻ đánh đập và la mắng. Vì không muốn bị cha mẹ đánh đập, phản ứng đầu tiên của trẻ là nói dối để trốn tránh trách nhiệm và bị trừng phạt.
Bản chất của trẻ con là thích vui chơi, nếu trẻ không được chơi các môn thể thao ngoài trời và các hoạt động sở thích khác nhau để giải phóng thể lực, mà ở nhà suốt ngày làm bài tập thì chúng chỉ có thể chọn cách đắm chìm vào game, điện thoại, tivi…
Quá trình trưởng thành của trẻ cần thử thách và sửa sai, cha mẹ cứ lo con mắc sai lầm mà không chịu nhận lỗi thì con cái sẽ không bao giờ trưởng thành.
3. Trẻ thường xuyên lí luận, phản bác lại cha mẹ, dù làm sai nhưng luôn ỷ lại rằng “đánh đập trẻ con là vi phạm pháp luật”
Rõ ràng trong trường hợp này trẻ có một sự hiểu biết nhất định. Việc đánh đập, dùng bạo lực với trẻ con là điều bất hợp pháp ở Mỹ và các quốc gia châu Âu.
Tuy nhiên, trong quan niệm Á Đông, việc cha mẹ đánh đập để dạy dỗ con cái là điều bình thường. Họ thường lấy cớ rằng “thương cho voi cho vọt”, nhưng cách dạy con bằng bạo lực này đã lỗi thời và phản khoa học.
Cha mẹ thường xuyên đánh đập con gái sẽ khiến trẻ thiếu tự trọng, không yêu bản thân và thiếu tự tin. Cha mẹ thường xuyên đánh đập con trai sẽ khiến trẻ có cá tính mạnh sẽ trở nên nổi loạn, không tuân theo các chuẩn mực xã hội, con trai có cá tính yếu sẽ trở nên nhút nhát, thiếu nam tính.
Đánh con thì dễ nhưng sau này khó có thể khôi phục lại hình ảnh cha mẹ trong tâm trí con cái. Trong giáo dục gia đình, tình yêu thương và sự tôn trọng luôn là điểm mấu chốt, muốn con cái nghe lời, ngoài việc nói đúng còn phải giành được sự tôn trọng của con cái.
4. Trẻ quá cứng đầu, thuyết phục kiểu gì cũng vô ích, mắng mỏ chỉ có tác dụng nhất thời
Những đứa trẻ càng cứng đầu và bướng bỉnh, chúng càng cần sự tôn trọng và sự ấm áp từ cha mẹ. Miễn là không có nguy hiểm hoặc các vấn đề về nguyên tắc liên quan, hãy để trẻ làm những gì chúng muốn và sau đó sẽ cùng nhau đánh giá kết quả.
Để một đứa trẻ biết cố gắng và mắc sai lầm luôn hiệu quả hơn là không để nó mắc lỗi, nhưng cha mẹ phải kiên nhẫn và chịu đựng cái giá của việc mắc sai lầm của con cái.
Đánh đập và la mắng chỉ là một nỗi đau đớn về da thịt, và nó sẽ không thuyết phục trẻ ngoan ngoãn nghe lời mãi mãi. Ngược lại, nếu trẻ mắc lỗi và biết cầu cứu cha mẹ thì cha mẹ mới có cơ hội dạy con thành công.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận