• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Lãng phí một đường ngang hai hệ thống cảnh báo

20/04/2017, 08:22

Tại Bắc Ninh, có hai vị trí đường ngang cùng lúc có hệ thống cảnh báo hoạt động song song, rất lãng phí.

27

Đường ngang Viềng, nơi có hai hệ thống cảnh báo cùng hoạt động

Hai barie cùng hoạt động

Chiều 12/4, thấy giờ tàu sắp qua, chị Vũ Thị Nhàn, nhân viên Công ty CP Quản lý đường bộ Bắc Ninh đang làm nhiệm vụ gác chắn tại vị trí đường ngang Phú Sơn (Km 31+450, tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, TP Bắc Ninh) tiến tới đóng barie đường sắt. Đúng lúc này, tiếng chuông kêu và đèn báo hiệu tàu sắp qua của hệ thống cảnh báo tự động cũng vang lên. Khi chị Nhàn kéo barie che kín toàn bộ đường ngang, hệ thống barie cảnh báo tự động nằm song song, liền kề đó cũng từ từ đóng lại.

"Việc địa phương tổ chức cảnh giới hay lắp thêm thiết bị cần chắn cũng chỉ là biện pháp trước mắt. Giải pháp căn cơ vẫn phải là đầu tư xây dựng đường ngang đạt chuẩn, làm hàng rào, đường gom để đóng lối đi dân sinh và quan trọng là người dân phải có ý thức tuân thủ các quy định pháp luật ATGT. Vì thế, về nguyên tắc, khi ngành đường sắt nâng cấp hay chuẩn hóa đường ngang, địa phương cần dỡ bỏ cần chắn tự lắp đặt”.

Ông Đoàn Duy Hoạch
Phó tổng giám đốc
Tổng công ty Đường sắt VN

“Tôi cũng không hiểu vì sao lại đặt hai hệ thống cảnh báo ở điểm đường ngang này, trong khi nhiều điểm đường ngang trên địa bàn không có barie”, chị Nhàn thắc mắc.

Anh Hoàng Ngọc Quân, bán nước gần điểm đường ngang Phú Sơn cho biết, điểm đường ngang này là lối rẽ vào trường Đại học Kinh Bắc nên trật tự ATGT rất phức tạp. “Sau khi ở đây lắp barie, đèn báo hiệu tự động, dân mừng lắm. Barie tự động vừa được lắp vài tuần, lại thấy ở đây xây chốt gác, thêm barie đẩy tay và có người đến trực gác 24/24h. Nhìn hai cái barie cùng hoạt động song song cũng buồn cười”, anh Quân nói.

Tương tự, tại điểm đường ngang Viềng (Km 19+375 tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, thôn Tiêu Thượng, xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh), khi tàu chuẩn bị qua, nhân viên gác chắn lại chạy ra đẩy barie, cùng lúc một barie tự động đóng lại. Chị Nguyễn Thị Na, nhân viên gác chắn tại đây cho hay, đường ngang này trước đây thường xảy ra TNGT, nên tỉnh Bắc Ninh mới bỏ kinh phí xây dựng chốt gác. “Khi chốt gác đã hoạt động ổn định, thì cuối năm 2015, tôi thấy ngành đường sắt lại đến lắp đặt hệ thống cảnh báo tự động. Từ đó, hai hệ thống cảnh báo cùng hoạt động”, chị Na cho hay.

Bối rối hướng xử lý

Là đơn vị đang được tỉnh giao ngân sách quản lý 11 chốt gác đường ngang trên địa bàn, ông Nghiêm Đinh Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý đường bộ Bắc Ninh cho hay, từ năm 2012, UBND tỉnh Bắc Ninh đã quyết định chi ngân sách cho công tác gác chắn tại 7 điểm đường ngang nguy cơ xảy ra TNGT cao. Tháng 3/2015, Ban ATGT tỉnh Bắc Ninh tiếp tục rà soát và đề nghị UBND tỉnh bổ sung, lập chốt trực thêm 4 đường ngang nữa. Cuối năm 2015, UBND tỉnh lại duyệt chi kinh phí xây chốt gác cố định, xà chắn, cần chắn đạt chuẩn cho 11 điểm đường ngang này.

Ông Đức thừa nhận: “Trong 11 đường ngang tỉnh chi trả kinh phí gác chắn, có hai vị trí đường ngang có thêm hệ thống cảnh báo tự động do ngành đường sắt lắp đặt. Tuy nhiên, đơn vị chỉ quản lý chốt gác và đảm bảo ATGT tại đường ngang, còn việc ngành đường sắt lắp đặt thế nào thì không can thiệp được”.

Ông Nguyễn Bá Song, Phó giám đốc Công ty Đường sắt Hà Lạng xác nhận, ở Bắc Ninh có hai đường ngang được trang bị cả hệ thống cảnh báo tự động lẫn người trực gác. Trong đó, điểm đường ngang Viềng là địa phương lập chốt gác, lắp barie trước. Còn điểm đường ngang Phú Sơn là ngành đường sắt lắp barie tự động trước, phía Bắc Ninh lập chốt gác sau. Tuy nhiên, ông Song cho rằng: “Việc lắp đặt barie thuộc về công ty thông tin tín hiệu, còn đơn vị chúng tôi chỉ quản lý chủ yếu về đường sá, tà vẹt, đường ray”.

Ông Nguyễn Thanh Phương, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Bắc Ninh cho biết, hiện trên địa bàn còn 18 đường ngang hợp pháp và 19 đường ngang dân sinh mở trái phép chưa có người gác hay hệ thống cảnh báo tự động, tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao. Do đó, việc có vị trí đường ngang “thừa” hệ thống cảnh báo tự động là rất lãng phí. “Dù là địa phương hay ngành Đường sắt lắp đặt hệ thống bảo đảm ATGT đường ngang trước, thì việc nơi thừa, nơi thiếu như hiện nay là một bất cập, các bên cần phối hợp để giải quyết”, ông Phương nói.

Ông Phạm Minh Khôi, Trưởng ban Quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt (Tổng công ty Đường sắt VN) cho biết: “Mặc dù trùng lắp hai thiết bị cảnh báo ở một vị trí đường ngang, nhưng cũng không thể đem thiết bị đi thi công tại điểm khác. Bởi, mỗi một đường ngang được nâng cấp hay cấp phép, thi công mới, theo quy định pháp luật, là một công trình, hạng mục phải được các cơ quan Nhà nước duyệt thiết kế, mức đầu tư, xác định nguồn vốn đầu tư và phải thực hiện theo đúng nội dung phê duyệt”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.