Vận hành hạ tầng sẵn có một cách linh hoạt theo nhu cầu giao thông sẽ góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông - Ảnh: Ngô Vinh |
Người nghèo dễ bị tổn thương do TNGT
Phiên họp toàn thể lần thứ 91 vừa qua của LHQ đã thông qua Nghị quyết về cải thiện ATGT đường bộ toàn cầu, tái khẳng định Nghị quyết ngày 25/9/2015 “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”, trong đó đại hội đồng thông qua một tập hợp các mục tiêu chung và chỉ tiêu cụ thể toàn diện, tổng quát, lấy con người làm trung tâm, cho phát triển bền vững để chuyển đổi thế giới, cam kết nỗ lực không mệt mỏi để Chương trình Nghị sự này được triển khai đầy đủ trước năm 2030. Nghị quyết cũng tái khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ với việc giải quyết thách thức về tài chính và tạo môi trường thuận lợi ở mọi cấp cho phát triển bền vững trong tinh thần đối tác và đoàn kết toàn cầu.
Tới đây, Nghị quyết của LHQ yêu cầu các quốc gia thành viên và cộng đồng quốc tế tăng cường cả hợp tác quốc tế và quốc gia để đạt được những chỉ tiêu tham vọng về ATGT đường bộ trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Những quốc gia thành viên chưa xây dựng và triển khai các kế hoạch quốc gia về ATGT đường bộ cần phải thực hiện ngay, đồng thời cân nhắc việc thông qua pháp chế toàn diện, phù hợp với Kế hoạch toàn cầu cho Thập kỷ hành động vì ATGT 2011 - 2020. |
Nghị quyết của LHQ cũng chỉ ra người nghèo thường là những đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương nhất. Cụ thể, người đi bộ, đi xe đạp, người điều khiển mô tô hai và ba bánh, hành khách trên những phương tiện giao thông công cộng không an toàn, là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều hơn, dễ gặp nguy hiểm và bị tai nạn nhiều hơn. Điều này dẫn đến vòng tròn luẩn quẩn của nghèo đói càng trầm trọng hơn do mất thu nhập. Do đó, mục tiêu của các chính sách ATGT đường bộ phải là đảm bảo bảo vệ cho mọi đối tượng tham gia giao thông.
Theo LHQ, mặc dù từ năm 2013, con số các trường hợp tử vong do TNGT trên toàn cầu không tăng thêm, song số vụ va chạm đường bộ vẫn cao ở mức không thể chấp nhận được. Va chạm giao thông là một trong những nguyên nhân gây tử vong và thương tích hàng đầu trên thế giới, mỗi năm làm chết hơn 1,25 triệu người và khoảng 50 triệu người bị thương, với 90 % số thương vong là ở các nước đang phát triển. Nghiêm trọng hơn, TNGT đường bộ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên nhóm tuổi 15 - 29 trên thế giới.
Cấp bách giảm TNGT bền vững
Ở Việt Nam, sau rất nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị, TNGT đã giảm liên tiếp nhiều năm liền. Thống kê giai đoạn 2011 - 2015, số người chết vì TNGT ở Việt Nam giảm trên 12.500 người so với giai đoạn 2006 - 2010. Hiện nay, số người chết do TNGT ở mức dưới 9.000 người. Đây là nỗ lực rất lớn, tuy nhiên qua đánh giá, rất cần các giải pháp mạnh và tổng thể để kéo giảm TNGT hơn nữa.
Chia sẻ về điều này, một lãnh đạo Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho biết, về cơ bản, chúng ta đã thực hiện tương đối đầy đủ các khuyến nghị của LHQ về đảm bảo ATGT đường bộ. Từ đó đã cho kết quả giảm TNGT ở cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương trong những năm qua.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn hai điểm cần phải tập trung trong thời gian tới, đó là cơ sở dữ liệu về ATGT và TNGT đang bị chia cắt, chưa được kết nối và chia sẻ lẫn nhau. Điều này rất cần vai trò của Ủy ban ATGT Quốc gia. “Quỹ hỗ trợ các nạn nhân TNGT chúng ta cũng chưa thực hiện được. Nhiều nạn nhân TNGT hiện nay rất nghèo, cần hỗ trợ lâu dài trong quá trình điều trị, tái hòa nhập cộng đồng cũng như có thể tạo công ăn việc làm cho họ. Đây là điều rất cần thiết. Chúng tôi cũng đang suy nghĩ sẽ nghiên cứu thành lập Quỹ này như thế nào cho hiệu quả”, lãnh đạo này nói.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận