Trung Quốc sở hữu khoảng 280 đầu đạn hạt nhân |
Nhận định trên nằm trong báo cáo mới vừa được Trung tâm Carnegie-Tsinghua về Chính sách Toàn cầu công bố đầu tuần này.
Trong đó, chuyên gia Tong Zhao, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm này chỉ ra, một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy Bắc Kinh tăng cường hạt nhân trên tàu ngầm đó là vì họ muốn tạo ra những vũ khí hạt nhân tốt hơn, số lượng nhiều hơn để chứng minh đủ sức phản kháng nếu bị tấn công trước.
“Nỗi lo của họ chủ yếu xuất phát từ những thách thức mới mà công nghệ phi hạt nhân mới nổi (như các vũ khí tấn công chính xác và tên lửa phòng không) đặt ra. Giới chuyên gia Trung Quốc lo ngại, vũ khí thông thường của các nước khác đã tinh vi đến mức đủ để đe doạ vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh nếu các nước này tấn công trước” - ông Zhao viết. “
Thực tế, chỉ ít ngày trước khi báo cáo được công bố, các nhà nghiên cứu Mỹ nhấn mạnh, Washington nắm trong tay công nghệ có thể dễ dàng tiêu diệt vũ khí hạt nhân của Trung Quốc hoặc Nga nếu Washington muốn.
“Trước những nghiên cứu như vậy, Bắc Kinh cảm thấy rất khó khăn và càng quyết tâm tăng cường lực lượng hạt nhân nhanh hơn, đa dạng và công nghệ cao hơn” - ông Zhao nói.
Hơn nữa, vì Trung Quốc chỉ sẵn có 186 đầu đạn hạt nhân phóng đi từ các bệ phóng di động trên mặt đất, nên không thể chế các đầu đạn này cho tàu ngầm hạt nhân mà phải phải tăng cường thêm các đầu đạn hạt nhân khác phục vụ riêng cho tàu ngầm để không ảnh hưởng tới các hoạt động chính trên đất liền.
Dù chưa rõ Trung Quốc muốn có bao nhiêu tàu ngầm vũ trang hạt nhân nhưng thông thường, cần ít nhất 4 tàu để luôn có thể triển khai 1 tàu bất cứ lúc nào trong khi các tàu khác được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
Theo Báo cáo Vũ khí trang bị, giải trừ quân bị và an ninh quốc tế 2018 của SIPRI, Trung Quốc có khoảng 280 đầu đạn hạt nhân, khá ít so với Mỹ và Nga với số lượng tương đương 6.450 và 6.850.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận