Trong các căn hộ hiện đại, việc sử dụng cây xanh để làm đẹp và vượng khí đã không còn quá xa lạ. Lựa chọn những cây nên đặt trong phòng ngủ, trong nhà một cách phù hợp sẽ giúp thanh lọc không khí, loại bỏ khí độc.
Có nên trồng cây trong phòng ngủ?
Cây xanh vốn có cơ chế giải phóng oxy và hút khí CO2 trong quá trình quang hợp. Tuy nhiên, điều đó chỉ diễn ra vào ban ngày, khi có ánh sáng mặt trời.
Vào ban đêm, cơ chế hấp thụ của cây xanh lại ngược lại, nghĩa là hấp thụ oxy và giải phóng CO2 giống như con người và động vật.
Vì thế, nếu như ngủ trong một căn phòng đóng kín và nhiều cây xanh, bạn dễ bị thiếu oxy, thậm chí ngạt thở. Đó cũng là lý do vì sao mà các chuyên gia thường không khuyến khích đặt cây trồng trong phòng ngủ.
Bên cạnh đó, theo phong thủy thì cây xanh thuộc vào trường năng lượng dương, luôn luôn không ngừng chuyển động, phát triển.
Trong khi đó phòng ngủ lại là nơi cần yên tĩnh, thuộc trường năng lượng âm. Sự trái ngược này có thể mang đến điều không may mắn cho gia chủ.
Mặc dù vậy, ngày nay, những quan điểm trên đã dần được thay thế. Bởi bạn vẫn hoàn toàn có thể tìm thấy những loại cây xanh được trồng trong phòng ngủ vừa đảm bảo yếu tố phong thủy vừa tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn muốn biết ưu và nhược điểm của việc trồng cây xanh trong phòng ngủ để quyết định thì hãy xem ngay mục tiếp theo.
Ưu và nhược điểm của cây trồng trong phòng ngủ
Trong những ngôi nhà có mức độ ô nhiễm nặng thì trồng cây xanh ở bất cứ đâu cũng có thể làm cho không khí tốt hơn, trong lành hơn. Các loài cây đặt trong phòng ngủ có thể giảm lượng CO2 và các chất độc tự nhiên, giúp bạn thở tốt hơn vào ban đêm.
Giúp an thần, ngủ ngon: Những loại cây nhả ra oxy vào ban đêm vẫn thích hợp để đặt trong phòng ngủ. Đặc biệt, những người hay bị chứng ngưng thở khi ngủ có thể trồng loại cây này nhiều hơn.
Những loài cây có mùi hương ngọt ngào có thể làm tâm trí của bạn minh mẫn hơn khi ngủ dậy. Ví dụ như mùi hoa oải hương giúp giảm bớt căng thẳng, lo lắng và chức năng nhận thức tăng lên, chất lượng giấc ngủ cũng cao hơn.
Cây trồng trong phòng ngủ là một giải pháp trang trí nội thất tuyệt vời. Phòng ngủ của bạn nếu có thêm những chậu cây xinh xắn chắc chắn sẽ đẹp và sinh động hơn rất nhiều. Bạn có thể tận hưởng những buổi sáng thức dậy giữa màu sắc xanh tươi, tràn đầy hứng khởi.
Một số loài cây có tác dụng đuổi muỗi và sâu bọ cho phòng ngủ một cách tự nhiên. Bạn sẽ không phải lo lắng nếu phòng ngủ của con bạn có muỗi nữa.
Cải thiện độ ẩm không khí: Ngoài khả năng làm sạch không khí thì cây xanh còn hoạt động như một máy hút ẩm tự nhiên. Độ ẩm dư thừa trong phòng ngủ sẽ được hấp thụ qua lá cây, giúp cho căn phòng ít ẩm ướt hơn, giảm sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
Tuy nhiên, việc trồng cây xanh trong phòng ngủ có thể mang lại cho bạn một số bất tiện bởi cần phải tưới nước thường xuyên. Bạn có thể gặp phải những vấn đề như tràn nước, đất rơi ra ngoài..
Những loại cây to và cần nhiều nước dễ khiến vi khuẩn phát triển và làm bạn bị hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm,… nếu đặt thường xuyên trong phòng ngủ.
Một số cây có tác dụng tốt cho phong thủy phòng ngủ
Cây phú quý
Là một loại cây phong thủy mà khi đặt trong nhà hay trong phòng ngủ không chỉ giúp thanh lọc không khí, cải thiện giấc ngủ mà còn giúp loại bỏ formaldehyde. Bên cạnh đó cây phú quý còn giúp cải thiện yếu tố phong thủy, mang đến may mắn và tài lộc cho gia đình.
Cây lưỡi hổ
Loại cây này nổi tiếng là “chuyên gia thanh lọc không khí”. Theo nghiên cứu, một chậu lưỡi hổ có thể thanh lọc khoảng 70% khí độc hại trong căn phòng rộng 10m2. Mấu chốt là nó có thể tạo ra khí oxy vào ban đêm, giúp con người ngủ ngon hơn.
Cây nha đam
Đây là một trong những cây cải thiện không khí hàng đầu, nhả ra khí oxy vào ban đêm giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn. Vì vậy, loại cây này rất thích hợp để đặt trong phòng ngủ.
Cây lan ý
Cây lan ý được coi như máy lọc không khí, có thể loại bỏ được nhiều khí độc hại như formaldehyde, benzene, trichloroethylene,… Ngoài ra, nhiều người khẳng định cây có thể tăng độ ẩm không khí trong phòng ngủ lên 5%, giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn.
Cây lan chi
Cây lan chi có thể loại bỏ khoảng 90% formaldehyde hóa có khả năng gây ung thư có trong bầu không khí bị ô nhiễm. Đặt cây lan chi trong phòng ngủ sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn, vì chúng vừa có khả năng thanh lọc không khí vừa nhả ra khí O2 vào ban đêm.
Cây thường xuân
Cây thường xuân cũng được xếp vào nhóm những loại “máy lọc khí” bậc nhất, vì nó có khả năng hấp thụ khí formaldehyde rất hiệu quả. Ngoài ra, đặt một chậu thường xuân trong phòng ngủ cũng là một trong những liệu pháp giúp nâng cao hiệu quả giấc ngủ.
Cây họ cam, quýt
Không chỉ toả ra mùi thơm mát lành sảng khoái, các cây họ cam quýt còn có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, thanh lọc không khí hiệu quả. Nó còn giữ cho phòng ngủ của bạn luôn khô thoáng, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon hơn.
Cây bạc hà
Bạc hà không chỉ là loại cây gia vị dùng để ăn mà còn có khả năng thanh lọc không khí và giải phóng khí oxy. Nếu đặt trong phòng ngủ, mùi thơm tươi mát của bạc hà sẽ giúp bạn nhanh chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.
Hoa oải hương
Từ thời cổ đại, con người đã cho lá và hoa oải hương vào gối để giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon hơn. Vì vậy, bạn cũng có thể đặt một chậu hoa oải hương trong phòng ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình cũng như làm đẹp không gian.
Cây hương thảo
Đặt cây hương thảo trong phòng ngủ không chỉ giúp thanh lọc không khí mà còn giúp bạn có giấc ngủ ngon. Sở dĩ như vậy vì cây có mùi thơm đặc trưng, có thể cải thiện tâm trạng, giảm stress.
Cây trầu bà
Loại cây này cũng nằm trong danh sách của NASA về khả năng làm sạch không khí và tạo cảm giác thư thái để có một giấc ngủ sâu. Bạn có thể đặt một bình cây trầu bà ở góc phòng hoặc treo gần cửa sổ sẽ khiến cây phòng sinh động hơn.
Cây dương xỉ
Không chỉ có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ những khí độc hại cũng như bức xạ điện từ, dương xỉ còn có khả năng hút ẩm rất tốt. Cây có thể trồng trong chậu nhỏ treo trong phòng ngủ hay ngoài cửa sổ cũng rất tốt cho giấc ngủ.
Cách chăm sóc cho cây xanh trang trí phòng ngủ
Phòng ngủ thường là nơi khép kín, ít nắng và gió cho thực vật phát triển. Vì vậy, khi trồng cây trong phòng ngủ, chủ nhân nên chú ý tới việc chăm sóc, tránh để cây héo úa, ảnh hưởng đến không khí trong phòng.
Mỗi tuần, cây xanh nên được đem ra phơi nắng nhẹ ít nhất một lần. Nếu cây xuất hiện sâu bệnh nấm mốc, bạn nên dùng nước vôi, oxy già hoặc nước muối lau rửa lá và tuyệt đối không dùng thuốc trừ sâu trong phòng ngủ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận