Mỡ máu cao gây nhiều rủi ro cho sức khỏe, trong đó nguy hiểm nhất là tai biến mạch máu não với tỷ lệ tử vong rất cao.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều trường hợp tăng mỡ trong máu là do chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất béo có hại.
Theo phân tích, khi có quá nhiều chất béo mà cơ thể không kịp đào thải hay chuyển hóa, chúng sẽ làm tăng lượng mỡ dư thừa.
Lượng mỡ máu tích tụ lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như gan, tim, thận… Nguy hiểm hơn, nếu mỡ tích tụ thành các mảng xơ vữa động mạch sẽ dễ dẫn tới tai biến.
Theo y học hiện đại, cây quế chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Quế có thể kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp giảm căng thẳng thần kinh và chứng suy giảm trí nhớ.
Một số nghiên cứu cho thấy, chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Do vậy, ăn quế là cách bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm lượng đường trong máu.
Theo Eatingwell, quế là loại gia vị số 1 dành cho người có lượng cholesterol cao. Một phần vì cholesterol cao thường liên quan đến lượng đường huyết cao, và quế đã được chứng minh là giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Quế cũng chứa các đặc tính chống viêm và sử dụng nó như một chất thay thế cho chất béo, đường và muối là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim.
Đáng chú ý, hầu hết các nghiên cứu liên quan đến quế và cholesterol đều được nghiên cứu bằng cách sử dụng chất bổ sung quế ở những người mắc bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Liều lượng dao động từ khoảng 1.500 miligam đến 6 gram mỗi ngày, với khuyến nghị tiêu chuẩn là khoảng 1.500 mg đến 4 gram mỗi ngày (3/4 đến 2 thìa cà phê). Liều lượng lớn hơn (trên 1.500 mg mỗi ngày) sẽ mang lại tác dụng có lợi hơn đối với HDL (cholesterol tốt).
Trong số 15 nghiên cứu, có 1.020 người tham gia mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, với thời gian theo dõi từ 40 ngày đến tối đa 4 tháng. So với giả dược, nhóm dùng quế đã giảm được mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) và chất béo trung tính.
Có thể nói, chất lượng chế độ ăn uống rất quan trọng để giảm cholesterol. Ngoài gia vị quế ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tỏi, nghệ và gừng đặc biệt có hiệu quả giảm cholesterol khi ăn thường xuyên. Nếu duy trì thói quen ăn một tép tỏi mỗi ngày trong vòng 3 tháng thì lượng cholesterol toàn phần có thể giảm đến 9%.
Bên cạnh đó, rau củ quả là những thành phần tự nhiên giúp giảm nồng độ cholesterol. Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa cholesterol LDL khỏi oxy hóa và hình thành các mảng bám trong động mạch.
Khi tìm hiểu vấn đề ăn gì giảm mỡ máu, nhiều người thường có xu hướng loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, không phải chất béo nào cũng có hại. Chúng ta nên giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat).
Các nguồn chất béo này thường được tìm thấy trong các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn.
Thay vào đó, người mắc bệnh mỡ máu cao nên chuyển sang các loại chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hòa đa (omega-3 và omega-6) thường có trong các loại hạt, cá hồi, cá ngừ, cá trích…
Trong khi đó, nguồn chất béo bão hòa đơn lại có nhiều trong trái bơ và hầu như tất cả các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu canola, dầu đậu phộng, dầu mè, dầu hạt lanh… Đồng thời, kết hợp tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Loại quả quen thuộc này được trồng phổ biến ở các vùng quê, có thể là giàn leo xanh mát cho một mái nhà được mệnh danh "nhân sâm" của người nghèo bởi vừa bổ dưỡng vừa có công dụng chữa bệnh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận