Loại quả “insulin tự nhiên”
Bí xanh, còn gọi là bí đao là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
Theo nghiên cứu, bí xanh có chỉ số đường huyết rất thấp (GI=15), có công dụng hạ đường huyết tựa “insulin tự nhiên”, giúp mát gan, thải độc thận... nên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Khoa học chứng minh, bí xanh có tác dụng kiểm soát đường huyết, tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin. Vì thế bí xanh làm có khả năng làm giảm kháng insulin, hay gặp nhất là người béo phì.
Một nghiên cứu thực hiện trên chuột mắc bệnh tiểu đường đã cho thấy rằng sử dụng nước bí xanh non luộc trong vòng 1 tháng, kết hợp với nước nấu từ bí xanh non, có khả năng ổn định đường huyết. Trong 20 ngày đầu, hàm lượng đường huyết của chuột giảm dần. Đến ngày thứ 30, chỉ số đường huyết gần đạt mức bình thường.
Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu cho kết quả rằng bí xanh có khả năng làm tăng nhạy cảm của tế bào với insulin nên giúp giảm nồng độ đường huyết, đồng thời có tác dụng giảm chất béo có hạt, điều này rất tốt cho người béo phì mắc tiểu đường.
Ăn bí xanh thế nào đúng cách?
- Bí xanh có nhiều công dụng cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên chỉ nên ăn 2-4 lần mỗi tuần.
- Không nên uống nước ép bí xanh hay ăn sống vì bí chứa các chất xà phòng tự nhiên với hàm lượng cao, nếu ăn vào dễ gây đau bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
- Người bị tiểu đường, người gặp tình trạng âm thịnh dương suy, thân hàn, đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy kéo dài, phụ nữ mới sinh, trẻ em có hệ tiêu hóa kém cần hạn chế ăn bí xanh.
Để hạn chế tác dụng phụ của bí xanh, bạn có thể kết hợp bí xanh và gừng tươi sẽ giúp tăng tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, ích khí, kiện tỳ.
Những người không nên ăn bí đao
Bí đao tuy mát và lành tính nhưng không phải người nào ăn cũng tốt. Có một số trường hợp nên tránh ăn loại quả này.
Người bị huyết áp thấp: Trong trường hợp bị huyết áp thấp bạn không nên sử dụng bí đao để giảm cân. Thành phần của bí đao chứa rất ít calo, có thể làm hạ huyết áp rất nhanh và dễ gây ra đột quỵ. Bạn chỉ nên coi bí đao như một loại rau, một loại đồ uống phụ sau bữa ăn, tuyệt đối không dùng bí đao thay cơm và các loại thực phẩm khác.
Người có cơ địa lạnh: Bí đao tính mát, người có cơ địa lạnh nên dùng liều lượng ít rồi tăng dần mỗi ngày để cơ thể thích nghi.
Người bị tì vị hư hàn, hay bị chướng bụng, tiêu chảy tốt nhất nên hạn chế ăn bí đao.
Món ăn bài thuốc từ bí đao dành cho người bệnh tiểu đường
Bài thuốc chữa phù thũng: Dùng bí đao và hành củ nấu canh với cá chép ăn thường ngày; hoặc 40 g bí đao, 40 g đậu đỏ sắc đặc uống hằng ngày.
Bài thuốc chữa đái không thông, đái đục, đái ra chất nhầy: Vỏ bí đao sắc đặc lấy nước uống.
Bài thuốc chữa đái tháo đường: 20 g vỏ bí đao, 20 g vỏ dưa hấu, thiên hoa phấn (qua lâu căn) 20g. Tất cả đem nấu với một lít nước để sôi 10 phút rồi trữ vào ấm uống cả ngày. Hoặc dùng 100 g bí đao tươi để cả vỏ và hạt, củ mài 50 g, lá sen 50 g nấu nước uống cả ngày.
Bài thuốc chữa đái tháo đường, miệng khát tâm phiền: Dùng 300 g thịt quả bí (đông qua nhương) thu trữ vào mùa hạ - thu rồi phơi khô dưới nắng to hoặc sấy than, nghiền nát. Mỗi lần dùng 1/10 sắc nước gạn bỏ bã, uống khi còn ấm.
Lưu ý khi ăn bí đao
Bí đao có tính xà phòng cao. Trước đây, tại các làng dệt vải sợi thường dùng nước bí đao sống để tẩy trắng vải thay cho thuốc tẩy. Do đó, nên hạn chế ăn sống hoặc uống nước bí đao ép sống vì sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận