Đường thủy cũng có mốc chỉ giới hành lang luồng chạy tàu như đường bộ |
Nội dung nói trên, được quy định tại Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT “Quy định về quản lý đường thủy nội địa” mà Bộ GTVT vừa ban hành và có hiệu lực thi hành từ 1/2/2015.
Trường hợp luồng không sát bờ có phạm vi hành lang cụ thể như sau: từ trên 20m đến 25m đối với luồng trên hồ, vịnh, cửa sông ra biển, ven biển và luồng cấp đặc biệt; từ trên 10m đến 15m đối với luồng cấp I, II có phạm vi; phạm vi 10m đối với luồng cấp V, VI. Các dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường thủy phải xác định rõ cấp kỹ thuật của luồng, xác định phạm vi hàng lang bảo vệ và cắm mốc chỉ giới. Mốc chỉ phải đánh số hiệu, ký hiệu thể hiện trên sơ đồ tuyến. Các mốc chỉ giới sau khi cắm được bàn giao cho UBND cấp xã quản lý.
Các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác có trách nhiệm phối hợp với Sở GTVT địa phương tổ chức quản lý, bảo vệ chỉ giới trên phạm vi luồng do mình quản lý. Chủ đầu tư các dự án nâng cấp luồng phải bàn giao cho cơ quan quản lý đầy đủ hồ sơ giải phóng mặt bằng, phạm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy và mốc chỉ giới.
Bộ GTVT giao Cục Đường thủy nội địa VN trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan quản lý đường thủy phối hợp với các địa phương xác đinh, cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy trên tuyến đường thủy quốc gia. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các Sở chuyên ngành, UBND cấp huyện phối hợp Cục Đường thủy nội địa VN cắm mốc chỉ giới, điều chỉnh chỉ giới đối với các tuyến đường thủy quốc gia, đường thủy chuyên dùng.
Thông tư cũng quy định 3 trường hợp đóng luồng chạy tàu, tuyến đường thủy: luồng không đảm bảo an toàn cho hoạt động GTVT, vì lý do an ninh, quốc phòng; tổ chức, cá nhân không còn nhu cầu khai thác vận tải.
Hồng Xiêm
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận