Phân chia thành ba nhóm đối tượng
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 3 nhóm đối tượng.
Nhóm đầu tiên là những người nghỉ hưu thông thường. Với nhóm này, Bộ cho biết, mức tăng lương hưu sẽ được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 1/7/2024.
Với nhóm những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024, Nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
Ngoài áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội, những người hưởng lương theo ngân sách khi về hưu được đảm bảo đầy đủ chế độ như người nghỉ hưu bình thường.
Thứ ba, với nhóm nghỉ hưu trước năm 1995, sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa khi cải cách tiền lương.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc nhóm hành chính, sự nghiệp, đảng đoàn thể là 6,936 triệu đồng, cao hơn 9% so với khối doanh nghiệp.
Tính đến tháng 12/2023, có 1,27 triệu người hưởng lương hưu mà khi nghỉ hưu hưởng chế độ tiền lương của nhà nước. Mức lương hưu bình quân của nhóm này là 6,1 triệu đồng/tháng.
Lương hưu tính thế nào?
Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2020 trở đi là 20 năm. Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%, cho đến khi đạt mức tối đa bằng 75%.
Theo quy định tại Điều 56 và 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu của người lao động căn cứ vào tỷ lệ hưởng và mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, được xác định theo công thức chung:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của người lao động căn cứ vào Nghị định 134. Cụ thể, lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau: 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995; 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000.
Khi còn 8 năm cuối trước nghỉ hưu, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006. 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015.
Đối với 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019. 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Lưu ý, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định bằng mức lương cơ sở.
Khi cải cách tiền lương sẽ thực hiện bỏ lương cơ sở lúc này mức lương hưu thấp nhất nhận được cũng sẽ thay đổi. Việc thay đổi này theo tinh thần Nghị quyết 27 nhằm bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận