• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Lý do Hà Nội đề xuất hạ đê Sông Hồng

26/02/2017, 18:12

Mặt đường hẹp, các giao cắt có độ dốc cao nên không đủ mặt cắt ngang khi xây cầu vượt.

DSC_8222

Phương tiện từ trên mặt đê xuống rất khó xử lý khi đối diện với xe cộ lưu thông dưới chân đê

Vừa qua UBND thành phố Hà Nội có văn bản đề xuất với Bộ NN&PTNT về việc hạ độ cao một đoạn đê sông Hồng đến dương 12,4m, kéo dài 1.100m từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương. Đề xuất này hiện đang được xem xét một cách cẩn trọng, được tính toán kỹ lưỡng với những giải pháp khoa học  đảm bảo tuyệt đối an toàn vì đây là tuyến đê chống lũ trọng yếu của Hà Nội. Thị sát một vài điểm trên tuyến đê Nghi Tàm dưới góc nhìn giao thông để hiểu lý do của đề xuất này.

Một vài hình ảnh xung quanh đường Nghi Tàm (tuyến đê được đề xuất hạ độ cao):

ly-do-ha-noi-de-xuat-ha-de-song-hong (17)

Ngã tư đường Thanh Niên, Nghi Tàm, Yên Phụ và cửa khẩu An Dương luôn ùn tắc dù không phải giờ cao điểm. Dự kiến, TP sẽ xây cầu vượt từ Yên Phụ sang Nghi Tàm

ly-do-ha-noi-de-xuat-ha-de-song-hong (4)

Các phương tiện từ hướng khách sạn Thắng Lợi về đường Yên Phụ và Thanh Niên bắt buộc phải qua đoạn thắt cổ chai cùng đèn đỏ. Mặt cắt ngang đường hẹp khiến việc xây cầu vượt không thể thực hiện được. Công trình cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên là một trong 8 công trình cấp bách, trọng điểm nhằm giảm ùn tắc giao thông của Hà Nội đã được Thủ tướng cho phép áp dụng cơ chế đặc thù tại Văn bản số 573/TTg-KTN ngày 5/4/2016 

ly-do-ha-noi-de-xuat-ha-de-song-hong (2)

Mặt đường đê Nghi Tàm khá hẹp, rất nhiều đoạn là vạch sơn liền (không cho phép xe đè vạch để vượt) khiến tốc độ lưu thông chậm. Đây là đoạn đê đất có thiết kế hình thang, giao thông chỉ sử dụng được hai làn đường trên mặt đê. Nếu chuyển sang đê bê tông và hạ thấp độ cao thì mặt đường Nghi Tàm sẽ được mở rộng hơn sang phía hạ du, thuận lợi hơn cho giao thông đi lại tại khu vực này

ly-do-ha-noi-de-xuat-ha-de-song-hong (7)

Hầu hết các điểm giao cắt là dốc cao. Phương tiện từ đường gom muốn lên mặt đê phải lấy đà để lên dốc

ly-do-ha-noi-de-xuat-ha-de-song-hong (8)

Và đối đầu trực tiếp với dòng xe đang lưu thông trên mặt đê. Việc tăng tốc cùng tầm nhìn bị che khuất là một trong những lý do mất an toàn 

ly-do-ha-noi-de-xuat-ha-de-song-hong (14)

Mật độ dân cư đông, người dân thường xuyên phải di chuyển theo kiểu xung đột trực tiếp khiến giao thông ở khu vực này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

ly-do-ha-noi-de-xuat-ha-de-song-hong (9)

Xe taxi đang đi thẳng dưới đường gom gặp xe từ trên mặt đê xuống phải vòng tránh rất khó khăn 

ly-do-ha-noi-de-xuat-ha-de-song-hong (16)

Do độ cao của mặt đê lớn nên rất nhiều bậc thang dành cho người đi bộ được người dân tự bỏ tiền xây. Cũng vì sống chung với đê một thời gian dài, không ít cầu thang được xây kiên cố như này.

ly-do-ha-noi-de-xuat-ha-de-song-hong (15)

Dưới chân đê Nghi Tàm là đường gom dân sinh với bề ngang khoảng 5m. Dự kiến sau khi hạ thấp đê sẽ tạo điều kiện mở rộng được mặt cắt ngang đường Nghi Tàm thêm một làn xe và bố trí tăng được bề rộng của cầu vượt trực thông

ly-do-ha-noi-de-xuat-ha-de-song-hong (1)

Đường đê Nghi Tàm sau khi hạ thấp độ cao sẽ tương tự như đường Yên Phụ. Một đê chắn bằng bê tông cốt thép dạng chữ L có thể sẽ là giải pháp được lựa chọn

ly-do-ha-noi-de-xuat-ha-de-song-hong (19)

Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của Hội Thủy lợi Việt Nam, ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực đê điều, thủy lợi. Nếu đi vào thực hiện, việc thiết kế công trình phải có sự tham gia của các đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm chuyên sâu, đặc biệt trong việc tính toán, lựa chọn các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn chống lũ 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.