Sân bay quốc tế Princess Juliana (PJIA) được đặt theo tên của Nữ hoàng Juliana xứ Hà Lan (khi bà còn là công chúa), thuộc đảo Saint Martin (Philipsburg) vùng biển Caribbean. Không chỉ là sân bay lớn nhất trong khu vực St Martin và các đảo lân cận, Princess Juliana còn được mệnh danh là sân bay “nhộn nhịp” thứ hai trong khu vực sau sân bay Luis Munoz ở San Juan, Puerto Rico.
Sân bay này có địa thế hiểm trở bậc nhất thế giới: Xây sát bãi biển Maho - nơi lúc nào cũng tấp nập hàng nghìn du khách tới tắm biển mỗi ngày. Princess Juliana chỉ có một sân bay và đường bay lại ngắn, nên các chuyến bay phải hạ độ cao thấp nhất có thể trước khi tiếp đất.
Tại đây, nhìn từ xa hầu như ngày nào cũng có cảnh các máy bay hạ cánh tưởng như giữa bãi tắm biển. Bởi khoảng cách giữa sân bay và bãi tắm chỉ là một... hàng rào. Thậm chí, từng có hành khách tò mò tới sát sân bay để xem, bị động cơ phản lực thổi bay vào hàng rào ngăn sân bay với bãi biển.
Trong quá khứ, đã từng xảy ra hai vụ tai nạn nghiêm trọng tại sân bay này. Thay vì đáp xuống đường băng, phi công đã điều khiển máy bay đáp xuống bãi cát năm 1970 và đáp thẳng xuống biển năm 1972, khiến 33 người thiệt mạng.
Dù nguy hiểm như vậy, nhưng sân bay lại khá nhộn nhịp, bởi đảo Saint Martin là một trong những điểm du lịch đẹp nhất thế giới, thu hút lượng du khách khoảng gần 2 triệu người/ năm.Princess Juliana bắt đầu là một sân bay quân sự năm 1942 và được chuyển thành sân bay dân sự năm 1943.
Đây là trung tâm hoạt động của Hãng Windward Islands Airways và là cửa ngõ chính ra vào các đảo nhỏ hơn như: Anguilla, Saba, St. Barthélemy và St. Eustatius.Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) dự đoán nhu cầu về du lịch đến vùng biển Caribbean sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 4,3% trong 10 năm tới, kéo theo nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tới Sân bay quốc tế Princess Juliana là rất lớn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận