• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Mời DN đầu tư hệ thống giám sát vi phạm giao thông

01/04/2015, 13:07

Để triển khai nhanh hệ thống này, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng mời các nhà đầu tư công nghệ có uy tín...

62

Thiết bị giám sát đã được triển khai lắp đặt tại hầu hết các nút giao thông lớn ở Thủ đô Hà Nội và đang phát huy tác dụng rõ rệt - Ảnh: K.Linh

Hệ thống giám sát vi phạm giao thông sẽ được thực hiện theo hình thức mở rộng hợp đồng dự án BOT các tuyến đường, nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn thông qua phí sử dụng đường. Để triển khai nhanh hệ thống này, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng mời các nhà đầu tư công nghệ có uy tín: Viettel, VNPT, Hanel, FPT cùng tham gia.

Sớm xây dựng cơ chế hoàn vốn “hút” nhà đầu tư

Trung tướng Đỗ Đình Nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an) cho biết, hiện Bộ Công an đã xây dựng được tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống giám sát vi phạm giao thông. Tuy nhiên, vướng mắc nhất là cơ chế hoàn vốn đối với nhà đầu tư. Trước kia đã tính đến phương án trích từ nguồn xử phạt vi phạm ATGT để hoàn vốn, nhưng cái khó là do khi số lượng vi phạm giảm đi, nguồn thu có thể sẽ giảm theo. “Theo quy định của Luật Ngân sách, toàn bộ nguồn thu từ xử phạt vi phạm ATGT phải được chuyển vào ngân sách Nhà nước. Như vậy, không thể dùng nguồn xử phạt để hoàn vốn cho nhà đầu tư”, Trung tướng Nghị nói.

Điểm khó nữa là đến nay vẫn chưa có cơ sở pháp lý cho việc cung cấp dữ liệu, thông tin từ nhà đầu tư và việc tiếp nhận, sử dụng của cơ quan thực thi pháp luật. Theo ông Đỗ Văn Cương, Cục trưởng Cục Pháp chế và Hành chính tư pháp (Bộ Công an), thiết bị, phương tiện để phát hiện vi phạm về trật tự ATGT chỉ được phép dùng cho lực lượng công an và TTGT. Vì thế, khi xã hội hóa cần làm rõ việc chuyển hóa thiết bị giám sát giao thông của nhà đầu tư cho Công an hay TTGT.

"Việc xử lý vi phạm nên do trung tâm của Công an xử lý, chứ không phải do lực lượng CSGT trực tiếp làm nhiệm vụ trên đường. Cũng cần quy định doanh nghiệp phải có tài khoản và nộp phạt qua tài khoản, để tài xế không phải mang tiền mặt trên đường”

Ông Nguyễn Văn Thanh
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô VN

Là một nhà đầu tư lắp đặt hệ thống giám sát giao thông trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, ông Bùi Đình Tuấn, Giám đốc Công ty Vận hành và Bảo trì đường cao tốc Việt Nam (VEC O&M) cho biết, cùng với việc thu phí, công tác giám sát, xử lý xe vi phạm qua hệ thống camera giám sát trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã được triển khai từ cuối năm 2013. Với hơn 50km chiều dài, tuyến cao tốc được giám sát bằng 56 camera kỹ thuật số công nghệ IP.

Lãnh đạo VEC O&M cũng cho biết, kinh phí lắp đặt hệ thống camera giám sát trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình nằm trong một gói thầu riêng của dự án với giá trị khoảng 130 tỷ đồng do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư.

Ông Dương Hồ Minh, Phó Tổng Giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh chia sẻ: “Chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan chức năng để triển khai lắp đặt hệ thống camera giám sát trên các tuyến đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên và hai dự án BOT qua tỉnh Bình Định”.

Về nguồn kinh phí triển khai, ông Minh cho biết, đối với các dự án BOT, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh sẽ tiến hành rà soát nguồn kinh phí dự phòng của các dự án để thực hiện. Nếu những dự án không còn nguồn kinh phí dự phòng sẽ cập nhật lại lưu lượng để đề xuất Bộ GTVT cho phép bổ sung thêm thời gian thu phí để hoàn vốn cho nhà đầu tư.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Trung tâm Giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông Viettel cho biết, với nền tảng công nghệ sẵn có, Viettel hoàn toàn có thể thực hiện việc đầu tư hệ thống giám sát giao thông. Việc đầu tư theo chương trình này không đơn thuần vì mục đích kinh tế mà còn mang nhiều ý nghĩa khác về mặt xã hội. “Về phương thức hoàn vốn tôi nghĩ có nhiều cách. Đối với các dự án giao thông BOT, có thể hoàn vốn theo dự án. Đối với các dự án khác, có thể hoàn vốn thông qua việc tính vào mức thu phí qua trạm. Với nền tảng công nghệ của chúng tôi, chắc chắn mức phí sẽ rất thấp”, ông Cương khẳng định

TS. Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, cũng khẳng định: “Tập đoàn FPT sẵn sàng tham gia đầu tư hệ thống giám sát xử lý vi phạm và mong được triển khai nhanh để từ thực tiễn sẽ góp phần xây dựng chính sách phù hợp, đưa công nghệ thông tin không chỉ phục vụ phát hiện vi phạm mà còn trong công tác quản lý đường”.

Nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn thông qua phí sử dụng đường

Tại một cuộc họp mới đây về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đánh giá, nguyên nhân chậm triển khai xã hội hóa hệ thống giám sát giao thông do nhiều yếu tố. “Tuy nhiên, không thể vì khó khăn, vướng mắc bởi các quy định mà buông xuôi, không có các giải pháp thực hiện. Nếu chậm triển khai ngày nào, vi phạm còn gia tăng, còn xảy ra TNGT”.

“Chúng ta không thể chấp nhận nghịch lý hạ tầng được đầu tư tốt lên, TNGT lại xảy ra nhiều hơn. Không thể có chuyện người vi phạm Luật Giao thông cũng được đối xử giống người chấp hành đúng luật”, Bộ trưởng nói.

Để giải quyết những vướng mắc trên, Bộ trưởng chỉ đạo Tổng cục Đường bộ VN lập đề án xã hội hóa đầu tư hệ thống giám sát vi phạm giao thông tại dự án BOT trên tuyến QL1, các tuyến cao tốc đang vận hành, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên (QL14) ngay trong quý II/2015. Các Bộ: GTVT, Công an, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp hoàn chỉnh các cơ sở pháp lý liên quan, đảm bảo thiết bị được lắp đặt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và thống nhất việc sử dụng hệ thống giám sát theo quy định của pháp luật.

Các dữ liệu vi phạm được cung cấp cho cơ quan Công an làm căn cứ xử phạt. Hệ thống giám sát vi phạm giao thông này sẽ được thực hiện theo hình thức mở rộng hợp đồng dự án BOT các tuyến đường, nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn thông qua phí sử dụng đường. Để triển khai nhanh hệ thống này, Bộ trưởng mời các nhà đầu tư công nghệ có uy tín: Viettel, VNPT, Hanel, FPT cùng tham gia.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, sau khi được Bộ GTVT yêu cầu thực hiện Đề án và triển khai ngay trong quý II/2015, Tổng cục sẽ bắt tay vào việc xây dựng các cơ chế, chính sách để có thể kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.