• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Mùa mưa bão, lo tàu đâm trụ cầu

30/07/2017, 10:05

Dù đã có lực lượng thường trực điều tiết, chống tàu thuyền va trôi ở nhiều cầu vượt sông khu vực phía Bắc...

9

Hiện đang trong thời gian mùa lũ nhưng hầu hết phương tiện vẫn chở quá tải, khiến việc lưu thông qua cầu gặp khó khăn

Dù đã có lực lượng thường trực điều tiết, chống tàu thuyền va trôi ở nhiều cầu vượt sông khu vực phía Bắc và miền Trung, nhưng do tình trạng vi phạm quy tắc giao thông thủy tràn lan, nguy cơ tai nạn tàu, thuyền đâm va vẫn rất phổ biến.

Tai nạn nghiêm trọng do vi phạm quy định luồng

Khoảng 3h sáng 26/7, trên sông Đuống đoạn gần cầu Phù Đổng (QL1, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) xảy ra vụ TNGT đường thủy rất nghiêm trọng, khi tàu chở hàng đâm vào thuyền đánh cá làm 2 người tử vong. Tàu NĐ-3274 (trọng tải 850 tấn, trên tàu không có hàng) do thuyền trưởng Mai Văn Tú (SN 1978) điều khiển, chạy ngược sông Đuống theo hướng Hải Phòng - Việt Trì, đi qua cầu Phù Đổng theo khoang cầu phía bờ trái, sau khi vượt qua cầu được khoảng 100m thì đâm vào một thuyền đánh cá, trên thuyền có 3 người. Cú đâm va khiến 2 người trên thuyền đánh cá là bà Trần Thị Quý (SN 1955) và con trai Nguyễn Văn Thông (SN 1978) tử vong.

"Các tàu không vượt qua dòng nước ngược, bị trôi dạt tại các cầu vượt sông chủ yếu do máy yếu, người điều khiển không nắm vững luồng lạch. Thế nhưng dù đang trong mùa mưa bão, gần như 100% tàu chở hàng vẫn chở quá tải khiến gia tăng mức độ nguy hiểm cho phương tiện."

Ông Phan Quốc Hùng
Trưởng phòng Kỹ thuật
Công ty CP Quản lý đường sông số 6

Một thông tin rất đáng chú ý theo Đội Thanh tra - An toàn số 2 (Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc) và Công ty CP Quản lý đường sông số 6 là người điều khiển tàu chở hàng chưa xuất trình được bằng thuyền trưởng và cho tàu lưu thông không đúng theo luồng chạy tàu, khoang thông thuyền được bố trí phao tiêu, báo hiệu đường thủy.

Ông Phan Quốc Hùng, Trưởng phòng Kỹ thuật của Công ty CP Quản lý đường sông số 6 thông tin thêm, ngay trong tháng 6/2017 vừa qua, phần đế trụ cầu Đông Trù, sông Đuống bị ngập khoảng 1m và xảy ra một trường hợp tàu lưu thông ban đêm lao lên và bị mắc kẹt. Nguyên nhân có thể do người điều khiển phương tiện ngủ gật.

Ông Trần Mai Thanh, Chỉ huy trưởng Trạm Điều tiết giao thông, chống va trôi tàu thuyền ở sông Đuống cho biết, mùa mưa bão năm nay mực nước dâng cao nhất so với 3-4 năm gần đây. Nhiều thời điểm hồ thủy điện Hòa Bình xả lũ càng khiến phương tiện đi lại khó khăn hơn. “Chúng tôi đã ứng cứu an toàn, kịp thời đưa các tàu chở hàng HD- 0752, HD- 0794, HN - 1696 qua cầu an toàn. Trong đó, hai trường hợp chúng tôi phát hiện khi đang lưu thông qua cầu có biểu hiện bị mất lái, trôi dạt. Nguyên nhân do phương tiện không thắng được dòng nước ngược, xoáy vật gần trụ cầu và người điều khiển không nắm rõ luồng lạch”, ông Thanh nói.

Khó bố trí hết lực lượng điều tiết

Liên quan đến công tác bảo đảm ATGT tại các cầu vượt sông, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó phòng Quản lý hạ tầng (Cục Đường thủy nội địa VN) cho biết, từ 15/6 đến nay, Cục đã cho bố trí lực lượng điều tiết giao thông, chống tàu thuyền va trôi tại 9 cầu, cụm cầu vượt sông trọng điểm khu vực phía Bắc, miền Trung (sông Đuống, Hồ, Long Biên, Chương Dương, Hàm Rồng, Linh Cảm...). Khi có lực lượng này, công tác bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền khá tốt. Nhưng với các cầu không có điều tiết, nguy cơ xảy ra tai nạn là hiện hữu.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Cường, vẫn còn 55 cầu thuộc diện cần điều tiết giao thông, chống va trôi tàu thuyền trong mùa mưa bão, nhưng do điều kiện kinh phí hạn chế nên mới có 9 cầu, cụm cầu được huy động lực lượng điều tiết.

Trong khi đó, theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, ngoài những cầu cũ, có tĩnh không thấp, khoang thông thuyền hẹp, nhiều cầu mới xây cũng gây nguy hiểm cho phương tiện, điển hình như cầu Tân Phong (sông Đào) được xây dựng nằm đúng vị trí giữa “cua vòng thúng” của đoạn hơn 1km nên khi phương tiện đi qua bị kéo vào bờ phải và trụ cầu lại trùng với mép luồng, cộng với đế trụ cầu không được xây cao khiến mùa lũ nước có thể dâng ngập và phương tiện rất khó phát hiện.

Ghi nhận của PV, một nguyên nhân khác có thể trực tiếp dẫn gia tăng tai nạn, dù đang trong mùa mưa bão nhưng trên nhiều tuyến đường thủy vẫn phổ biến tình trạng phương tiện chở hàng squá tải, quá vạch dấu mớn nước an toàn, khiến việc lưu thông qua các cầu vượt sông trở nên nguy hiểm, khó lường. Ngoài ra, các đơn vị đường thủy quản lý cũng cho biết, báo hiệu, đèn tín hiệu đường thủy trên một số cầu vượt sông do đơn vị quản lý cầu chịu trách nhiệm bảo trì, hiện không đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn tín hiệu theo quy định.

Ông Nguyễn Bá Nhuần, Phó giám đốc Công ty CP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 cũng cho biết: “Cầu Bình (sông Kinh Thầy) khi vào mùa mưa lũ có dòng chảy xiên, chênh lệch rất lớn giữa thượng và hạ lưu cầu khiến trở nên nguy hiểm trong mùa lũ. Đơn vị đã hỗ trợ 4 đoàn đẩy và 3 phương tiện tự hành qua cầu an toàn tuyệt đối”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.