Đã có trường hợp người mua xe trả góp, không có giấy đăng ký bản gốc bị xử phạt lỗi không có giấy đăng ký xe |
Bạn đọc Đặng Hoàng Phong bình luận: “Nói tới, nói lui thì người chịu thiệt cũng là người mua xe. Ngân hàng nói khi vay thì người vay đều phải ký biên bản bàn giao đăng ký gốc cho họ giữ... Lúc mua thì đưa ra nhiều điều hấp dẫn, đến khi có sự cố thì đẩy trách nhiệm cho người mua…”.
“Hóa ra, ngân hàng tung chiêu hỏa mù ở đây! Mập mờ. Bây giờ mọi việc mới vỡ lẽ ra! Tôi cũng mua xe trả góp. Khi mua ngân hàng không đả động gì chuyện ký nhận để ngân hàng giữ bản chính giấy đăng ký xe. Vậy giờ tham gia giao thông nếu bị phạt thì người điều khiển phương tiện phải chịu hay ngân hàng phải chịu trách nhiệm?”, Bạn Hoàng Long thắc mắc.
Bạn Phạm Dũng đặt câu hỏi: “Ngân hàng không đưa giấy tờ gốc thì chúng tôi đi xe kiểu gì để không bị CSGT phạt....?”. Bạn Bùi Văn Thịnh cho rằng, ngân hàng phải có trách nhiệm với doanh nghiệp và người dân. “Luật chồng chéo thì phải thông báo rộng rãi để người dân biết. Đùng một cái đã phạt ngay thì vô lý quá. Đề nghị Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước giải quyết nhanh để doanh nghiệp và người dân yên tâm làm ăn”.
Nhiều bạn đọc cũng tham gia ý kiến, đề xuất hướng giải quyết. Bạn đọc Mạnh Hà cho rằng, nên chăng coi giấy chứng nhận kiểm định phương tiện và giấy photo đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng là một loại giấy xác nhận chủ sở hữu và có quyền tham gia giao thông. Bạn đọc có nickname ZXC đề nghị, Bộ công an và Chính phủ cần phải xem lại cách quản lý phương tiện giao thông. Việc chứng minh xe gian là việc của cơ quan Nhà nước, không đẩy việc khó cho dân (bắt dân chứng minh phương tiện mình đang đi). Chính vì đẩy việc chứng minh cho dân nên gây ra rất nhiều phiền toái. Kết quả là xe gian phát hiện thì ít mà gây phiền toái cho nhân dân và thiệt hại tài sản của xã hội thì nhiều. Đề nghị khẩn trương sửa đổi những bất cập nêu trên.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận