Thận là một cơ quan quan trọng của cơ thể người, ngoài chức năng sản xuất nước tiểu và loại bỏ các chất chuyển hóa ra khỏi cơ thể, nó còn điều hòa cân bằng nước và điện giải, cải thiện chức năng nội tiết. Khi thận không tốt thường sẽ có những biểu hiện như:
Nước tiểu màu đỏ
Nước tiểu chuẩn và khỏe mạnh thường có màu vàng nhạt, không mùi, nếu nước tiểu có màu đỏ thì có thể là tiểu máu. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiểu máu là do các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và một số bệnh viêm thận.
Tăng bọt trong nước tiểu
Trong thành phần nước tiểu bình thường, hàm lượng protein cực kì thấp. Nếu lượng protein trong nước tiểu tăng cao sẽ dẫn tới tình trạng nước tiểu nổi bọt. Nguyên nhân dẫn đến nước tiểu nổi bọt rất có thể là do tiểu đường hoặc rối loạn tiêu hóa, cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Phù thũng
Bệnh phù thũng xảy ra với biểu hiện sưng phù nề do chất lỏng dư thừa bị mắc kẹt trong mô của cơ thể, dễ dàng nhận thấy ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân. Nguyên nhân gây ra phù thũng có thể là do thận yếu, không đủ khả năng loại bỏ chất lỏng và natri trong máu. Nước dư thừa và natri tăng áp lực trong mạch máu gây phù nề.
Lượng nước tiểu thay đổi
Dù không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ nhưng tần suất đi tiểu đêm ngày càng nhiều cũng là một dấu hiệu cho thấy thận đang gặp vấn đề. Bạn cần theo dõi thường xuyên, nếu tình trạng này kéo dài cần đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn và thăm khám kịp thời.
Cách giúp thận luôn khỏe mạnh
Thường xuyên kiểm tra chức năng thận và thói quen đi tiểu
Cần phải xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu hàng năm. Creatinin trong máu và protein trong nước tiểu đều có thể đánh giá thận có bị tổn thương hay không và chức năng thận có bị tổn thương hay không. Nếu bất thường, nên điều trị càng sớm càng tốt.
Uống nhiều nước, không nhịn tiểu
Đối với những người không có vấn đề về thận, uống nhiều nước hơn có thể giúp thận bài tiết chất độc tốt hơn. Đối với những bệnh nhân bị tăng axit uric máu và sỏi thận, uống nhiều nước hơn có tác dụng làm thuyên giảm bệnh và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.
Tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng
Béo phì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, tăng cường tập thể dục và kiểm soát cân nặng có thể ngăn ngừa tổn thương thận.
Tuy nhiên, thận cũng là một cơ quan mỏng manh, tập thể dục quá sức cũng tạo nên gánh nặng cho thận. Vì vậy, việc tập thể dục phải khoa học và hợp lý.
Ăn ít đồ nhiều chất béo và nhiều muối
Giảm ăn nhiều muối, nhiều mỡ và nhiều đường, vì những loại thức ăn này sẽ gây hại cho thận. Đồng thời, cần tăng lượng thức ăn giàu chất xơ một cách thích hợp.
Không sử dụng chất kích thích và thức khuya
Hút thuốc có thể gây hại cho gan , thận, phổi và các bộ phận khác. Còn rượu khi uống sẽ gây lắng đọng axit uricm làm tắc nghẽn ống thận. Thức khuya rất tốt cho toàn bộ cơ thể và hệ miễn dịch.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận