Luyện tập sự chú ý ổn định
Nhà tâm lý học William James đã chỉ ra rằng sự chú ý của trẻ không ổn định, trẻ dễ bị thu hút bởi những gì trẻ nhìn thấy, do đó sự chú ý được chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác.
Đó là lý do tại sao, trẻ em thích những đồ chơi nhiều màu sắc, nhưng lại cảm thấy chán sau một thời gian. Nguyên nhân là do hình dáng và màu sắc của những món đồ chơi này rất dễ thu hút sự chú ý của trẻ, nhưng vì sự tò mò có hạn mà chúng có thể thỏa mãn nên sự chú ý của trẻ đột ngột bị chuyển hướng.
Ngoài ra, trẻ khó tập trung sẽ coi việc đọc và học là một gánh nặng và nhiệm vụ khó chịu, không có mục tiêu và động lực để kiên trì. Theo thời gian, con trẻ có thể phát triển một tính cách yếu đuối, nửa vời.
Vì vậy, khi mua đồ chơi hay đồ trang chí cho con, cha mẹ hãy hạn chế tối đa những đồ chơi chói mắt có thể làm trẻ phân tâm và mất tập trung trong quá trình học tập hay đọc sách.
Duy trì cho con một đối tượng cố định có thể thu hút sự chú ý của con
Các hoạt động trí tuệ, có mục đích sẽ thúc đẩy sự phát triern của con trẻ một cách tối ưu. Giống như dạng câu đố hay khi chơi xếp hình, hình dạng, màu sắc và chi tiết của mỗi bức tranh có thể cho phép trẻ tiếp thu kiến thức rõ ràng và dễ hiểu trong khi vẫn duy trì mức độ chú ý như nhau.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh phải lưu ý những điểm sau khi đưa con em mình đi luyện tập khả năng tập trung bằng các câu đố.
Cho trẻ em hoàn toàn tự do
Hãy để trẻ tự do khám phá, mày mò trong lúc giải câu đố hay xếp hình. Sự can thiệp của cha mẹ đôi khi sẽ khiến trẻ khó chịu và nhụt chí.
Trong quá trình giải đố, trẻ sẽ đi từ dữ kiện nhỏ nhất sau đó tìm các dữ kiện xung quanh và cho ra đáp án cuối cùng. Cứ như vậy, từ lý luận vi mô đến vĩ mô, từ cục bộ đến tổng thể.
Cung cấp nhiều loại trò chơi tư duy phù hợp với mức độ phức tạp của trẻ
Vì sự phát triển trí não của trẻ ở mỗi giai đoạn là khác nhau, và thời điểm trẻ có thể tập trung cao độ cũng khác nhau. Vì vậy, khi cung cấp câu đố cho trẻ em, chúng ta cần chia chúng thành các giai đoạn và hạng mục phù hợp.
Đối với trò chơi xếp hình, hãy đi từ bức tranh có ít mảnh ghép để trẻ làm quen sau đó tăng dần độ khó lên với nhiều miếng ghép hơn. Khi con trẻ hoàn thành các nhiệm vụ, các con sẽ cảm thấy thoải mái, luyện tập được sự tập trung cao độ và có một thái độ tràn đầy tự tin.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận