• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Ngăn kịp thời nhiều tàu đâm va cầu Đuống, Long Biên

07/09/2017, 13:02

Mỗi khi thấy bóng phương tiện thủy từ xa, người của trạm trực đều quan sát kỹ lưỡng qua ống nhòm và ghi chép...

10

Luôn có lực lượng chống va trôi thường trực 24/24h để ứng cứu kịp thời các phương tiện thủy gặp nguy hiểm, bảo vệ cầu, hướng dẫn các tàu lưu thông an toàn trong mùa mưa bão

Lực lượng thường trực chống va trôi khu vực cầu Đuống và cụm cầu Long Biên - Chương Dương (Hà Nội) đã hóa giải kịp thời hơn 10 trường hợp phương tiện thủy có nguy cơ đâm va vào trụ cầu (tính đến hết tháng 8 trong mùa lũ 2017), bảo đảm an toàn cho những cây cầu trọng điểm của Thủ đô.

Trực 24/24h cứu tàu gặp nạn

Đầu tháng 9, cầu đường sắt Long Biên (sông Hồng, Hà Nội) vẫn đang tiếp tục được duy tu, sửa chữa, trên mặt sông luôn có hàng chục tàu, công trình nổi, thiết bị neo đậu phục vụ thi công. Thời điểm này đang trong mùa mưa bão, nên lực lượng thường trực chống va trôi cụm cầu Long Biên - Chương Dương (trực thuộc Công ty CP Quản lý đường sông số 6) càng thêm “cảnh giác” trước những nguy cơ phương tiện vì nhiều lý do bị trôi dạt, đâm va gây nguy hiểm cho cây cầu đã 115 tuổi này.

Có mặt tại chốt trực phía thượng lưu cầu Long Biên, PV Báo Giao thông ghi nhận, mỗi khi thấy bóng phương tiện thủy từ xa, người của trạm trực đều quan sát kỹ lưỡng qua ống nhòm và ghi chép vào sổ trực. Ông Bùi Đắc Sẽ, nhân viên ca trực cho biết, những người trực theo dõi phương tiện phải có trách nhiệm quan sát, đánh giá tình hình phương tiện nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp phương tiện có biểu hiện bất thường để sẵn sàng dùng phương tiện của đơn vị ra ứng cứu.

"Công ty CP Quản lý đường sông số 6 quản lý bảo trì 120km sông Hồng, 20km sông Đuống qua địa bàn Thủ đô, trong đó có 10 cầu vượt sông trọng điểm như cầu: Đuống, Long Biên, Thăng Long, Chương Dương, Thanh Trì, Nhật Tân... Nhiều năm qua, đơn vị luôn cố gắng ở mức cao nhất và không để xảy ra sự cố nào về mất an toàn cầu vượt sông do phương tiện thủy gây ra”.

Ông Phan Quốc Hùng
Trưởng phòng Kỹ thuậtCông ty CP Quản lý đường sông số 6

“Tàu lưu thông trên tuyến cả ngày lẫn đêm, các tình huống nguy hiểm xảy ra rất nhanh và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Hàng ngày, chúng tôi phát tờ rơi thông báo Quy chế đi lại, cung cấp số điện thoại cho các tàu thường xuyên lưu thông trên tuyến để tàu thuyền gọi khi cần trợ giúp. Đồng thời, chúng tôi phải theo dõi sát sao các phương tiện từ xa để chủ động phát hiện các tình huống nguy hiểm”, ông Đỗ Quang Tư, Phó giám đốc Xí nghiệp Khảo sát - Công trình (thuộc Công ty CP Quản lý đường sông số 6, được giao nhiệm vụ thường trực chống va trôi) nói.

Ông Tư cũng thông tin, lực lượng thuyền trưởng, thủy thủ và phương tiện thường trực chống va trôi nhận nhiệm vụ tại khu vực trên từ ngày 10/7/2017, đến nay không để xảy ra trường hợp phương tiện đâm va, trôi dạt vào các cầu. “Từ đầu mùa lũ năm nay, chỉ xảy ra trường hợp một tàu chở đá bị chết máy, trôi dạt khi đang lưu thông và một trường hợp tàu “không số” bị đứt neo khi đang đậu đỗ. Chúng tôi đều phát hiện kịp thời và dùng phương tiện của trạm lai dắt vào bờ an toàn trước khi đến cầu”, ông Tư kể.

Tại cầu Đuống (sông Đuống, Hà Nội), Công ty CP Quản lý đường sông số 6 cũng triển khai lực lượng chống va trôi từ ngày 15/6 và đã ứng cứu kịp thời nhiều trường hợp phương tiện có nguy cơ tai nạn, đâm va tại khu vực có nhiều yếu tố phức tạp này. Theo ông Trần Mai Thanh, Chỉ huy trưởng Trạm Điều tiết giao thông, thường trực chống va trôi khu vực cầu Đuống, các trụ của cầu Đuống nằm xiên làm cho dòng chảy qua đây bị thắt nút cổ chai, trở nên quẩn, xoáy theo nhiều hướng và chảy xiết. Mực nước phía thượng và hạ lưu cầu chênh nhau từ 40-50cm, biến nơi này tựa thác nước ngầm, gây nguy hiểm cho các tàu bị đuối máy, mất lái.

Hướng dẫn hơn 24.000 lượt phương tiện qua cầu an toàn

Ông Phan Quốc Hùng, Trưởng phòng Kỹ thuật (Công ty CP Quản lý đường sông số 6) cho biết, thực hiện nhiệm vụ do Bộ GTVT, Cục Đường thủy nội địa VN giao, từ tháng 6-7/2017, đơn vị đã triển khai lực lượng thường trực chống va trôi tại cầu Đuống và cụm cầu Long Biên - Chương Dương để bảo đảm an toàn cho các cầu trọng điểm này.

“Từ đầu mùa lũ năm nay, lực lượng thường trực chống va trôi cầu Đuống đã phát hiện, ứng cứu, hỗ trợ kịp thời 13 tàu gặp sự cố qua cầu an toàn, không để xảy ra tai nạn hay đâm va vào cầu. Hầu hết, các trường hợp do phương tiện máy yếu không vượt qua được dòng nước chảy ngược, gặp sự cố kỹ thuật”, ông Hùng nói và thông tin, ngoài những trường hợp đặc biệt trên, đến nay, lực lượng điều tiết, thường trực chống va trôi của công ty tại cầu Đuống và cụm cầu Long Biên - Chương Dương đã hướng dẫn hơn 24.000 lượt phương tiện thủy lưu thông qua cầu an toàn.

Ông Trần Văn Khiết, Đội trưởng Đội Thanh tra - an toàn số 2 (Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc) cho biết: Lực lượng điều tiết, thường trực chống va trôi tại cầu Đuống, cụm cầu Long Biên - Chương Dương tuân thủ nghiêm túc quy chế điều tiết, thường trực chống va trôi trong mùa lũ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị cũng thường xuyên phối hợp với lực lượng thanh tra đường thủy trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, phòng chống thiên tai, sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.