• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Người khuyết tật được cải tạo và đăng kiểm ô tô

04/12/2017, 09:15

Cục Đăng kiểm VN đã cấp chứng nhận kiểm định cho một số trường hợp xe ô tô dành riêng cho người khuyết tật...

6

Chiếc xe đã được cải tạo cho người khuyết tật (cụt bàn tay phải) sử dụng

Cải tạo cơ cấu điều khiển

Ông Nguyễn Hữu Trí, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm VN cho biết, Cục Đăng kiểm VN vừa cấp chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật cho một xe ôtô 5 chỗ mà người lái bị cụt bàn tay phải. Đây cũng là người khuyết tật đầu tiên đồng thời cũng là chủ sở hữu và người trực tiếp sử dụng xe, đề nghị cải tạo phương tiện thông thường thành xe dành cho người khuyết tật sử dụng được Cục Đăng kiểm VN đáp ứng nguyện vọng.

Cụ thể, người khuyết tật là ông Tô V.C (xã Chu Minh, Ba Vì, Hà Nội), còn chiếc xe BKS 30E- 740... là xe mới, số tự động, được cải tạo, thay đổi một số chi tiết kỹ thuật để người cụt tay phải có thể điều khiển. Để phù hợp với khuyết tật cụt bàn tay phải của chủ xe, chiếc xe đã được cải tạo bằng cách lắp cơ cấu hỗ trợ trên cần gạt số và vô lăng hỗ trợ người khuyết tật khi gạt cần số, đánh lái. Còn hệ thống tổng thành khác của phương tiện được giữ nguyên.

Đại diện Cục Đăng kiểm VN cho biết, giấy chứng nhận kiểm định xe dành cho người khuyết tật ghi rõ nội dung cải tạo và thời hạn hiệu lực người khuyết tật được sử dụng tham gia giao thông. Cục sẵn sàng hỗ trợ tối đa người khuyết tật, các cơ sở cải tạo xe cơ giới trong việc thiết kế, cải tạo xe ôtô để phù hợp với người khuyết tật. 

Quan sát cho thấy, cần sang số của xe sau khi được lắp cơ cấu hỗ trợ cao hơn so với thông thường, đầu cần có núm rộng đủ để đặt vừa phần cẳng tay bị cụt của người lái để chuyển số. Trên vô lăng được lắp cố định một núm tròn, giúp người lái dùng đồng thời cả tay trái và tay phải (bị cụt bàn tay) khi xoay vô lăng.

“Khi chủ phương tiện đề nghị, chúng tôi hướng dẫn cụ thể các thủ tục thực hiện việc cải tạo và kịp thời kiểm tra, thử nghiệm, cấp chứng nhận kiểm định”, ông Ngô Hồng Hệ, Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm VN) cho biết thêm.

Theo đại diện Cục Đăng kiểm VN, việc cải tạo phương tiện để phù hợp cho người khuyết tật sử dụng cũng phải tuân theo các thủ tục như: Có hồ sơ thiết kế cải tạo được phê duyệt, thi công theo thiết kế và được Cục Đăng kiểm VN nghiệm thu cải tạo, được đơn vị đăng kiểm cấp chứng nhận kiểm định để đưa vào sử dụng.

“Phương tiện đã được cấp chứng nhận kiểm định để lưu hành, chủ xe có thể dùng chiếc xe trên học lái, đề nghị sát hạch cấp GPLX”, ông Hệ nói.

Về phía chủ xe, ông Tô V.C không giấu được niềm vui và chia sẻ: “Nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Cục Đăng kiểm VN, tôi đã có được chiếc xe phù hợp với mình. Tới đây, tôi sẽ đi sát hạch để có giấy phép lái xe, được lái xe như những người bình thường khác”.

7
Cần số được cải tạo

Hỗ trợ tối đa người khuyết tật

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, một số trường hợp người khuyết tật cũng đã được Cục Đăng kiểm VN hướng dẫn, hỗ trợ tối đa trong việc cải tạo phương tiện để có được phương tiện phù hợp với bản thân. Ông Đặng Trần Khanh, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-03V cho biết, vài tháng trước, đơn vị đã cấp chứng nhận kiểm định cho xe BKS 29A- 511... đã được cải tạo dành cho người bị liệt chân.

“Các thiết bị hỗ trợ trên được đưa về từ nước Anh nên rất đồng bộ, với cơ cấu vận hành sang số, phanh, ga được sử dụng bằng tay”, ông Khanh nói và cho biết, một số cơ sở đào tạo hiện đã hoán cải xe ô tô tập lái, sát hạch để phục vụ người khuyết tật.

Thực tế, không ít người khuyết tật mong muốn được điều khiển xe ôtô cá nhân tham gia giao thông như người bình thường, nhưng để thực hiện được cần phải có phương tiện phù hợp và có GPLX. Thông tư 12 ngày 15/4/2017 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GLX cơ giới đường bộ đã có quy định cho phép người khuyết tật được học, sát hạch để được cấp GPLX ô tô hạng B1. Người khuyết tập muốn được tham gia đào tạo, cấp bằng lái xe hạng B1 phải đáp ứng đủ các điều kiện về sức khỏe theo quy định tại Thông tư liên tịch 24 ngày 10/10/2015 của Bộ GTVT và Bộ Y tế. Tuy nhiên, khó khăn là có nhiều dạng khuyết tật khác nhau nên không phải người khuyết tật nào cũng sử dụng được xe của cơ sở đào tạo, mà cần có xe phù hợp với bản thân để học lái và sát hạch.

Ông Nguyễn Thắng Quân, Vụ trưởng Vụ Phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, trong trường hợp người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo, nơi đào tạo có thể sử dụng ôtô của người khuyết tật để làm xe tập lái.

“Ôtô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định số 65 ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái ôtô và dịch vụ sát hạch lái xe”, ông Quân thông tin. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.