• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Người sáng chế thuyền không thể chìm

15/03/2020, 06:33

Sáng chế của ông Hoàng Quốc Tuấn được áp dụng cho gần 3.000 đò chở khách tại các khu du lịch Tràng An, Vân Long, tỉnh Ninh Bình.

Ông Hoàng Quốc Tuấn chỉ dẫn giải pháp đặt xốp trên thuyền, đò bằng mô hình thuyền ở khu du lịch Tràng An

Từ sáng kiến của Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Sở GTVT Ninh Bình), gần 3.000 chiếc đò chở khách tại các khu du lịch Tràng An, Vân Long thuộc tỉnh Ninh Bình được trang bị thêm “chế độ” an toàn tuyệt đối không sợ bị lật, chìm trên sông.

Trăn trở tìm giải pháp

Trong nhiều năm qua, các vụ tai nạn lật, chìm, đắm đò thương tâm đã xảy ra gây thiệt hại vật chất nhiều tỷ đồng, cướp đi nhiều sinh mạng. Nhà nước cũng đã chi nhiều tỷ đồng cho việc trang bị áo pháo, công tác tuyên truyền, vận động người đi đò mặc áo phao được thực hiện thường xuyên song kết quả mang lại không như mong đợi.

Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng hơn hết đó là sự tùy tiện, thói quen cố hữu, ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông chưa nghiêm. Với giải pháp chống chìm đò, thuyền, sẽ khắc phục được những bất cập, cứu sống nhiều mạng người khi chẳng may xảy ra tai nạn.

Ông Hoàng Quốc Tuấn


Là một trong những người có nhiều giải thưởng về sáng kiến đảm bảo ATGT trong các Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Ninh Bình, ông Hoàng Quốc Tuấn, Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Sở GTVT Ninh Bình) vẫn luôn đau đáu làm sao để áp dụng rộng rãi giải pháp chống chìm cho thuyền, đò chở khách trên sông nước, hạn chế những vụ tai nạn đường thủy thương tâm.

Ông Tuấn cho hay, từ những năm 2000, khi đó ông Tuấn vẫn là nhân viên, còn ông Lê Trọng Thành (Giám đốc Sở GTVT Ninh Bình bây giờ) làm trưởng phòng. Qua thông tin trên báo đài về các vụ chìm đò làm chết người rồi từ những lần đi kiểm tra thực tế, họ cảm thấy trăn trở. Làm thế nào để đò không chìm, người bị nạn có thể bám vào mà thoát chết? Những câu hỏi cứ quanh quẩn trong đầu vị trưởng phòng và anh nhân viên.

“Nhận nhiệm vụ anh Thành giao, tôi cùng các đồng nghiệp đã tính toán và thử nghiệm thực tế dựa trên nguyên lý của lực đẩy Archimedes. Cụ thể là không cho nước chiếm khoảng trống trong lòng thuyền, đò bằng cách đưa khối lượng xốp (đã được tính toán cân đối trọng lượng thuyền và nước) vào các chỗ trống nhằm để xốp choán chỗ của nước. Khi nước vào thì thuyền vẫn nổi, không thể chìm được”, ông Tuấn giải thích.

“Năm 2004, chúng tôi đã tiến hành lắp đặt xốp có trọng lượng riêng nhỏ (10kg xốp/m3) cho 40 đò tại bến thuyền khu du lịch Tràng An. Xốp được ghép vào phần mũi đò và hai mạn phía trong thân đò. Sau đó, chúng tôi mang 1 chiếc đò chưa lắp xốp và 1 chiếc đã lắp đặt ra sông cho nước tràn vào. Kết quả, những đò được lắp xốp chở 5 người vẫn nổi, người trên đò vẫn an toàn chèo vào bờ, còn chiếc kia chìm rất nhanh và có xu hướng lật úp. Tháng 1/2017, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Ninh Bình đã cấp giấy chứng nhận và năm 2019 sáng kiến này đã đạt giải Ba trong Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Ninh Bình lần thứ IX về sáng chế này”, ông Tuấn chia sẻ.

Được xem là “chủ công” trong giải pháp chống chìm đò, thuyền, ông Lê Trọng Thành, Giám đốc Sở GTVT Ninh Bình bộc bạch: “Bản thân tôi lúc đầu khi cùng anh em nghĩ ra giải pháp này cũng thấy rất trăn trở. Áo phao thì an toàn rồi nhưng ở đây chúng tôi muốn tìm giải pháp an toàn hơn nữa cho cả đò lẫn người. Khi sáng kiến được công nhận thì nhiều DN làm du lịch ở Ninh Bình đã áp dụng vì họ thấy rất thuận lợi, yên tâm”.

Hiệu quả được kiểm chứng

Những thợ thuyền đang tiến hành lắp đặt xốp vào các khoang trống của thuyền

Bà Hoàng Thị Thu Hường, quản lý bến thuyền Tràng An (thuộc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường) cho hay: “Từ năm 2008, chúng tôi tiến hành làm theo mẫu chung, đặt xốp cho toàn bộ thuyền, đò ở Tràng An (khoảng 1.500 chiếc). Trước kia khi chưa có xốp, lúc trời mưa hay nước sông rò rỉ sẽ gây chìm hoặc hư hỏng thuyền, đò. Nhưng khi áp dụng sáng kiến mới, chúng tôi không phải lo điều này nữa vì nước có vào thì phương tiện vẫn cứ nổi bình thường”, bà Hường nói.

Trên thuyền, đò có lắp đặt xốp, khách du lịch yên tâm hơn rất nhiều. Mặc dù có mất thêm chi phí nhân công và vật liệu (chủ yếu là xốp) nhưng độ bền và quan trọng là độ an toàn thì hơn hẳn những chiếc thuyền bình thường.

Ông Phạm Đức Tuân, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Ninh Bình cho biết: Hiện nhiều khu du lịch như: Tràng An, Vân Long, Tam Chúc đang áp dụng rất hiệu quả giải pháp chống chìm thuyền, đò. Trên địa bàn những năm qua không xảy ra TNGT đường thủy, thiết nghĩ giải pháp hiệu quả này nên áp dụng rộng rãi cho các phương tiện lớn và các nơi trên cả nước.


Bà Đinh Thị Sửu (50 tuổi), là người phục vụ chở khách ở bến thuyền Tràng An cho hay: Trước kia, nếu chèo đò làm bằng tôn thì sẽ bị chúi mũi xuống, nước cản nên tốc độ đi chậm hơn và nếu nước có rò rỉ thì vừa chèo vừa phải tát nước.

Nhưng khi chèn xốp vào hai mũi đò và các khoang trống làm đò nhẹ hơn, di chuyển nhanh và người chèo đò không bị mất sức. “Về độ an toàn khỏi phải nói vì đò không bao giờ chìm được. Chúng tôi và du khách an tâm hơn nhiều khi đi trên sông nước”, bà Sửu chia sẻ.

Nói về khả năng áp dụng đối với giải pháp này, ông Tuấn cho rằng, hiện tại ở một số khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã làm theo khuôn mẫu thống nhất và ghép xốp trong các khoang thuyền đạt hiệu quả kinh tế và an toàn cho người đi trên sông nước. Tính đến thời điểm này đã có gần 3.000 đò ở khu du lịch như: Tràng An, Vân Long áp dụng giải pháp này.

“Việc lắp đặt rất dễ dàng ngay cả với người không có trình độ kỹ thuật. Vật tư như xốp trên thị trường cũng rẻ và dễ tìm mua”, ông Tuấn nói và cho rằng, sáng chế này có thể áp dụng cho tất cả các phương tiện chở khách ngang sông trên cả nước, đặc biệt thích hợp khi triển khai ở các thuyền du lịch chở khách như vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

Liên quan đến giải pháp chống chìm đò, thuyền của ông Tuấn, trao đổi với Báo Giao thông, Trung tá Đinh Đức Minh, Đội trưởng Đội CSGT đường thủy, Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Bình cho biết: Thời điểm thử nghiệm ngay trên sông có sự chứng kiến của cán bộ Cục CSGT cùng các ngành chức năng liên quan cho thấy, dù nước tràn vào nhưng đò vẫn không chìm. Những người ngồi trên đò vẫn an toàn vì lúc này chiếc đò như một dụng cụ nổi. Qua đánh giá thì giải pháp này rất hiệu quả và an toàn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.