Khám phá

Nguyệt thực và 2 hiện tượng thiên văn hiếm cùng xuất hiện ngày 28/7

27/07/2018, 19:05

Nguyệt thực và 2 hiện tượng thiên văn là sao băng và sao Hỏa gần trái đất nhất sẽ cùng xuất hiện ngày 28/7.

kul_news_26july-lunareclipse

Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra vào rạng sáng 28/7

Rạng sáng mai (28/7), người yêu thiên văn trên khắp thế giới sẽ được chiêm ngưỡng 3 hiện tượng thiên văn hiếm gặp là nguyệt thực toàn phần, mưa sao băng và trăng siêu nhỏ (là lúc Mặt Trăng ở xa Trái Đất nhất trong năm).

Theo đó, nguyệt thực sẽ kéo dài hơn 5 tiếng, từ 00h14 đến 6h30, trong đó, nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 đến 4h13, đạt cực đại vào 3h12. Sau đó, hiện tượng nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối sẽ xảy ra và kéo dài tới khoảng 6h30 sáng cùng ngày. Đây cũng là lần nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ.

3

Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra vào rạng sáng 28/7

Trong thời gian ngắm nguyệt thực, người yêu thiên văn còn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Delta Aquarids. Trận mưa này bắt đầu từ những mảnh vụn đá bụi để lại bởi sao chổi 96P Machhloz trên quỹ đạo của nó quanh mặt trời.

Với tần suất từ 15-20 vệt/giờ, mưa sao băng Delta Aquarids diễn ra từ 12/7-23/8 hàng năm và đạt cực đại vào đêm 28/7 với trung tâm là chòm sao Bảo Bình.

4

Mưa sao băng Delta Aquarids chỉ với 20 vệt mỗi giờ cũng xuất hiện trong ngày 28/7

Cũng trong rạng sáng mai (28/7), sao Hỏa sẽ về gần Trái đất nhất. Hành tinh Đỏ thường là hành tinh sáng thứ 3 trên bầu trời đêm sau sao Kim và Sao Mộc. Nhưng vào rạng sáng 28/7, nó sẽ chỉ sáng sau sao Kim khi tiếp cận gần Trái đất nhất kể từ năm 2003 ở khoảng cách 57,6 triệu km. Hành tinh Đỏ khi đó sẽ trở nên sáng rõ hơn trên bầu trời phía Nam và chúng ta hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường.

a_ukaj

Sao Hỏa gần Trái Đất nhất vào ngày 28/7

Sao Hỏa chỉ đến đủ gần Trái đất thường một hoặc hai lần mỗi 15 hoặc 17 năm. Lần gần đây nhất xảy ra vào năm 2003, khi khoảng cách chỉ là 55,7 triệu km, là khoảng cách gần nhất trong gần 60.000 năm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.