Vinamilk cũng là một trong các doanh nghiệp lớn mà nhà nước sẽ thoái vốn. |
Mục tiêu của đề án nhằm thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước để DNNN có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh; lĩnh vực độc quyền tự nhiên; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển KT-XH mà DN thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư...
Đề án tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của DNNN và DN có vốn Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường; Hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát DNNN và vốn, tài sản Nhà nước đầu tư tại DN; sớm tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại DNNN và DN có vốn Nhà nước với chức năng quản lý Nhà nước của các bộ, ngành, địa phương.
Nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn năm 2016 - 2020 là hoàn thành cổ phần hóa 137 doanh nghiệp; phấn đấu đến hết năm 2020, Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 DN (chưa bao gồm các công ty nông, lâm nghiệp, DN quốc phòng, an ninh, tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, công ty mua bán nợ Việt Nam và công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, công ty thủy nông thực hiện sắp xếp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) theo Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn năm 2016 - 2020 tại Quyết định số 58/2016 ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của DNNN và DN có vốn Nhà nước; kiên quyết xử lý các DN thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan. Tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương và tiếp tục rà soát đối với các dự án, DN khác.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận