• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nhà thầu chủ động vốn, bù tiến độ, đảm bảo ATGT

14/01/2016, 16:02

Dự án nâng cấp QL4A đoạn từ huyện Văn Lãng là tuyến độc đạo từ các tỉnh qua Lạng Sơn đi Cao Bằng.

13

Đường hẹp, lượng xe tải nặng lưu thông khá lớn làm tăng áp lực cho công tác đảm bảo ATGT trên tuyến QL4A

Dự án nâng cấp QL4A đoạn từ huyện Văn Lãng đến hết địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn là tuyến độc đạo từ các tỉnh qua Lạng Sơn đi Cao Bằng. Sau gần 1 năm triển khai, do thiếu vốn, hiện dự án đang bị chậm tiến độ, công tác đảm bảo giao thông vì thế cũng gặp nhiều khó khăn do đường hẹp, đèo dốc lại tập trung lưu lượng xe tải nặng khá lớn lưu thông mỗi ngày…

Nỗi lo đứt đường bởi thi công cầm chừng…

Dự án nâng cấp cải tạo đoạn Km8 - Km29 và Km40 - Km66 QL4A theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi do Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn làm Chủ đầu tư được chính thức khởi công từ 22/3/2015 với nguồn vốn đầu tư xấp xỉ 500 tỉ, do 4 nhà thầu tham gia thi công.

Trao đổi với PV, ông Hoàng Viết Đông, Giám đốc Ban QLDA đầu tư và xây dựng các công trình giao thông (Sở GTVT Lạng Sơn) cho biết, sau 10 tháng thi công, khối lượng mà các nhà thầu đạt được còn khá khiêm tốn. Cụ thể, Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Trung mới thảm được 500m/17km, hoàn thiện 2km phần cống, rãnh, đang tiến hành đắp lề, bù vênh mặt đường..., tổng khối lượng khoảng 5 tỉ/128 tỉ; Tập đoàn Phúc Lộc đã hoàn thành 10km móng, tiến hành lắp xong trạm trộn bê tông nhựa, công suất 100 tấn/giờ để phục vụ thảm bê tông nhựa đoạn trên đèo Bông Lau trước Tết Nguyên đán. Công ty TNHH TM và dịch vụ Hồng Hà mới hoàn thành 8km móng từ Km40 - Km48. Duy chỉ có Công ty TNHH Chi Lăng, tuy là nhà thầu phụ nhưng đến nay đã thảm được 2,3km/4km, nhiều nhất trong 4 nhà thầu.

“Đến nay, dự án mới được cấp 46,5 tỉ đồng, chủ yếu là dành cho công tác GPMB, trong đó vốn năm 2015 là 35 tỉ, hiện 2 nhà thầu được tạm ứng tiền xây lắp 10 tỉ. vì vậy, các nhà thầu đều phải chủ động bỏ vốn ra để triển khai, dẫn đến tiến độ của dự án bị chậm do thi công cầm chừng”, ông Đông chia sẻ.

Cũng theo tìm hiểu của PV, điều mà chủ đầu tư lo nhất liên quan đến tiến độ dự án bị chậm chính là công tác đảm bảo giao thông luôn đứng trước nỗi lo “đứt đường”. Lý giải điều này, đại diện chủ đầu tư đưa ra câu chuyện mỗi ngày QL4A có cả nghìn lượt xe container lưu thông từ QL1 lên để đi các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: “Đường hẹp, chỉ cần một trận mưa nhỏ, xe container bị lầy, nếu đơn vị thi công không chủ động bố trí máy kéo là xe xếp dài cả cây số”, kỹ sư Nguyễn Phúc Lừng, Tư vấn giám sát hiện trường thông tin.

Thực tế trên tuyến sáng 12/1, PV nhận thấy, QL4A vốn đã hẹp, mặt đường hiện xuống cấp nghiêm trọng, nhiều vị trí dù đơn vị thi công đã dùng Base để đảm bảo giao thông nhưng mặt đường vẫn trở thành ổ gà do lượng xe tải nặng, chủ yếu là container lưu thông khá nhiều. Tại nhiều vị trí dốc, cua, các xe phải xếp hàng, nhường nhau để lưu thông, vì chỉ cần sơ sẩy là đổ, lật xe…

“Để khắc phục, Sở đã xin bổ sung vốn dự phòng để thêm vào gói đảm bảo ATGT nhưng không được chấp thuận. trước mắt, chúng tôi đã chỉ đạo các nhà thầu dùng vật liệu đá dăm đen để đảm bảo giao thông, phương tiện đi lại êm thuận. Cùng đó, lãnh đạo Sở GTVT cũng đã chỉ đạo TTGT phối hợp cùng CSGT và lực lượng của các nhà thầu thường xuyên chốt trên tuyến, những điểm có nguy cơ ùn tắc để phân luồng giao thông”, đại diện chủ đầu tư, ông Hoàng Viết Đông cho biết.

Nhà thầu cam kết chủ động nguồn vốn

Trước nguy cơ chậm tiến độ của dự án do thiếu vốn, Giám đốc Sở GTVT Lạng Sơn, ông Nghiêm Văn Hải cho biết: “Theo dự kiến, nguồn vốn cho năm 2016 cũng sẽ rất khiêm tốn, do vậy trong trường hợp các nhà thầu không thể chủ động ứng vốn để thi công, Sở chỉ còn phương án đề xuất Bộ GTVT cho bổ sung nhà thầu nhằm huy động thêm nguồn vốn từ nội lực của chính họ để sớm hoàn thiện dự án vốn đã quá tải nghiêm trọng”.

Trước giải pháp tình thế này, Kỹ sư Vũ Văn Lương, Phó chỉ huy công trường của nhà thầu Phúc Lộc khẳng định: “Ngoài 5 tỷ được tạm ứng, Phúc Lộc đã ứng thêm kinh phí để thi công và theo thông tin từ lãnh đạo đơn vị, nhà thầu sẽ chủ động nguồn vốn để đẩy tiến độ. Hiện nhà thầu đã có 2 tổ thi công gồm 70 cán bộ và lái máy, 40 nhân công, hơn 30 máy móc các loại sẵn sàng cho việc thi công khi thời tiết thuận lợi. Trước Tết âm lịch, Phúc Lộc sẽ thảm nhựa xong 5km đoạn đèo Bông Lau, sau đó sẽ thi công cuốn chiếu để hoàn thành dự án”.

Về phía công ty Thành Trung, Chỉ huy trưởng công trường, Kỹ sư Vũ Ngọc Oanh cho biết: “Thành Trung sẽ thảm bê tông nhựa 2km, đoạn qua thị trấn Na Sầm trước Tết âm lịch. Công ty cũng đã có kế hoạch ứng vốn để thi công, bù lại tiến độ bị chậm, hoàn thành dự án theo đúng cam kết trong hợp đồng đã ký. Thành Trung hiện đang thi công 4 dự án tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn với tổng vốn đầu tư lên đến gần 1.000 tỉ, trong đó có dự án này. Vì vậy sau khi có mặt bằng, nhà thầu sẽ chủ động ứng vốn để triển khai đồng loạt, bù lại tiến độ bị chậm do thiếu vốn và vướng mặt bằng trước đây”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.