Khẩn trương khắc phục
Ban ATGT tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong năm 2023, lực lượng chức năng thực hiện việc kiểm tra hoạt động các bến, bãi chứa vật liệu xây dựng, trạm xăng, dầu và kho chứa gạo phát hiện hơn 30 điểm chưa đảm bảo ATGT đường thủy.
Các đơn vị liên quan đã lập danh sách và đề nghị chủ những điểm này phối hợp chính quyền địa phương khẩn trương hoàn tất hồ sơ, thủ tục để được cấp phép nếu hoạt động đảm bảo đúng theo quy định.
Chị Phạm Thị Thúy Diễm, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Tài Quý (phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) cho biết, đơn vị hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng hơn 10 năm.
Năm 2023, doanh nghiệp mở rộng bãi chứa cát, đá trên đất trồng cây lâu năm của gia đình nhưng chưa xin phép hoạt động. Do vậy, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã lập biên bản do chưa đảm bảo ATGT đường thủy theo quy định.
"Ngay sau khi đoàn kiểm tra, nhắc nhở thì doanh nghiệp đã phối hợp chính quyền địa phương khẩn trương thực hiện các hồ sơ, thủ tục để được cấp phép hoạt động theo quy định", chị Diễm cho biết thêm.
Ông Bùi Hoàng Long, Phó trưởng phòng Quản lý đô thị thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) thông tin, sau đợt kiểm tra của các đơn vị liên quan, địa phương cũng đến nhắc nhở và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hồ sơ, thủ tục để bãi chứa cát, đá được cấp phép hoạt động.
"Ngoài hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hồ sơ, thủ tục thì phòng Quản lý đô thị thành phố Sa Đéc cũng tham mưu các đơn vị liên quan của tỉnh cấp phép bãi chứa vật liệu xây dựng này sau khi rà soát các quy định về đảm bảo ATGT đường thủy.
Qua xem xét, các đơn vị liên quan của tỉnh cũng đã cấp phép bãi chứa cát, đá của doanh nghiệp tư nhân Tài Quý hồi đầu tháng 3/2024", ông Long thông tin thêm.
Còn với bãi chứa cát, đá của chị Trương Thị Cẩm Hường, chủ hộ kinh doanh bãi cát, đá Khánh Loan (xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) thì bãi này có diện tích 2.200m2, nằm cạnh bờ sông Tiền.
Chị Loan cho biết, sau khi đoàn kiểm tra năm 2023 đến nhắc nhở thì chị đã tranh thủ thực hiện các hồ sơ, thủ tục để được cấp phép hoạt động theo quy định.
"Hiện tại, tôi đã thực hiện các hồ sơ, thủ tục theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Chỉ riêng còn giấy chuyển mục đích sử dụng đất, năm 2025 mới thực hiện được. Do vậy, bây giờ bãi chứa cát, đá được cấp giấy hoạt động tạm thời", chị Hường nói.
Ông Châu Bá Niên, Phó chủ tịch UBND xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) cho biết, trên địa bàn xã có bốn đơn vị có bến, bãi chứa vật liệu xây dựng chưa được cấp phép hoạt động.
"Dưới góc độ địa phương luôn hỗ trợ để các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động. Do vậy, khi những đơn vị này cần thì xã hướng dẫn để các bến, bãi được cấp phép hoạt động theo quy định.
Đồng thời, thường xuyên theo dõi, nhắc nhở để những bến, bãi này không được mở rộng, ảnh hưởng đến ATGT đường thủy", ông Niên cho biết thêm.
Tiếp tục tăng cường xử lý vi phạm
Để bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa, các đơn vị liên quan của tỉnh Đồng Tháp tiếp tục ban hành kế hoạch năm 2024 với chủ đề "Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn".
Mục đích là để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường thủy nội địa của người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, ngăn chặn có hiệu quả những vi phạm pháp luật và kiềm chế tai nạn giao thông đường thủy nội địa. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Theo đó, lực lượng chức năng của tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền, vận động chủ phương tiện, chủ bến khách, người tham gia giao thông thực hiện nghiêm quy định về trang bị thiết bị cứu sinh, phòng cháy chữa cháy, sử dụng phao áo, dụng cụ nổi cứu sinh khi đi trên phương tiện thủy.
Phương tiện tham gia giao thông phải bảo đảm điều kiện an toàn, không chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn, quá số người được phép chở của phương tiện. Hàng hóa vận chuyển trên phương tiện phải có nguồn gốc xuất xứ, có hóa đơn chứng từ đúng quy định.
Tuyên truyền phòng chống lụt bão và thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước".
Kịp thời kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông như: Vi phạm quy định về điều kiện an toàn hoạt động của phương tiện, chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, quá số người quy định và vi phạm quy định về neo đậu phương tiện.
Vi phạm quy định về hoán cải phương tiện, điều kiện làm việc của thuyền viên, người lái phương tiện thủy, đặc biệt là những vi phạm trong hoạt động khai thác cảng và bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh…
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận