Thời sự Quốc tế

Nhiều chuyên gia nêu bằng chứng lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc TQ

19/11/2021, 17:58

Một số dữ kiện lịch sử mới cho thấy, triều đình phong kiến Trung Quốc vẫn khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc phạm vi quản lý của TQ.

Trao đổi thẳng thắn về dữ kiện lịch sử

Vấn đề này đã được nêu ra và thảo luận thẳng thắn trong Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 với chủ đề "Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn" do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, vừa bế mạc tại Hà Nội chiều 19/11.

Từ góc độ lịch sử, các chuyên gia từ Trung Quốc, Anh, Pháp và Việt Nam đã có thảo luận thẳng thắn và thực chất về các sự kiện và bằng chứng lịch sử liên quan đến tranh chấp Biển Đông và ý nghĩa của các dữ kiện lịch sử này với chủ quyền đối với Trường Sa và Hoàng Sa.

img

Toàn cảnh Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13

Một số dữ kiện lịch sử mới được công bố qua quá trình nghiên cứu tài liệu lưu trữ cho thấy cho tới năm 1899, triều đình phong kiến Trung Quốc vẫn khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc phạm vi quản lý của nước này.

Ghi chép của thiền sư nổi tiếng Trung Quốc Xu Shillun khẳng định Trường Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của Triều Nguyễn. Đặc biệt, năm 2021 là tròn 70 năm ký kết Hiệp ước Hoà bình San Francisco năm 1951, các học giả đã chia sẻ những nghiên cứu khẳng định Hiệp ước không làm thay đổi hay tác động tiêu cực đến chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa.

UNCLOS là cơ sở pháp lý toàn diện và duy nhất

Bên cạnh đó, qua hai ngày thảo luận thẳng thắn, khoa học, cởi mở và thực chất phong phú và thực chất, 8 phiên thảo luận đã tập trung vào nhiều vấn đề để rút ra những bài học trong quá khứ từ đó đưa ra những đề xuất hướng tới tương lai tươi sáng hơn tại Biển Đông.

Các học giả tham dự hội thảo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng trật tự trên Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển Liên hợp quốc 1982.

Nhiều học giả khẳng định vai trò của Phán quyết của Toà Trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông năm 2016 trong việc thu hẹp tranh chấp tại Biển Đông và làm rõ cơ sở pháp lý đối với một số vấn đề tại Biển Đông như hoạt động dầu khí, xác định đường cơ sở đối với thực thể trên biển Biển Đông và việc đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải tại khu vực.

Trong khi học giả Trung Quốc nhận định rằng UNCLOS còn chưa đầy đủ và còn nhiều điều khoản mập mờ, cần có thêm những dàn xếp khu vực khác để giải quyết các vấn đề cụ thể tại Biển Đông, nhiều học giả cho rằng cuộc tranh luận công hàm giữa các quốc gia về Biển Đông cho thấy đa số các nước ủng hộ việc sử dụng UNCLOS là cơ sở pháp lý toàn diện và duy nhất để xác định các yêu sách biển và thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia.

Hội thảo Biển Đông lần thứ 13 được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia đông đảo của hơn 60 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, 90 đại diện từ ngoại giao đoàn, trong đó có 16 đại sứ và gần 500 đại biểu.

Một điểm nhấn trong Hội thảo năm này là sự tham gia của nhiều chính khách từ Vương quốc Anh, Australia, Ấn Độ, Indonesia và Liên minh Châu Âu (EU) với những phát biểu dẫn đề quan trọng ở các phiên đặc biệt của Hội thảo.

Hội thảo giành riêng ba phiên thảo luận cho các lãnh đạo trẻ từ các nước trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam để tạo diễn đàn, chia sẻ quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực từ thế hệ trẻ. Năm nay cũng là lần đầu tiên Hội thảo tổ chức các phiên bình luận theo dòng sự kiện với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về Biển Đông và quan hệ quốc tế của Việt Nam.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.