• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Nhức nhối xâm phạm hành lang đường Hồ Chí Minh qua Đắk Nông

11/10/2016, 13:05

Hành lang đường HCM qua tỉnh Đắk Nông đang bị tháo dỡ tôn lượn sóng, phá bỏ taluy dương, san lấp mặt bằng...

3

Hệ thống thoát nước đổ về hố gom bị vùi lấp, trời mưa nước chảy tràn ra đường (Chụp tại Km 1869+800)

Hàng loạt vị trí bị xâm phạm

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, tại lý trình Km1863 (bên phải tuyến, đoạn qua thôn 11, xã Nam Bình, huyện Đắk Song) có hai vị trí hệ thống tôn lượn sóng bị tháo dỡ để xe vào đổ đất, san lấp mặt bằng. Cọc tiêu biển báo hiệu cũng bị nhổ lên. Tại lý trình Km 1869+500 (đoạn qua thị trấn Đức An, Đắk Song), hệ thống bê tông bờ kè và rãnh thoát nước bậc thang chống xói lở cũng đã bị đào để lấy đất, gây sạt lở nghiêm trọng. Tương tự, tại lý trình Km 1869+800 hệ thống tôn lượn sóng cũng bị phá bỏ để xe vào san lấp mặt bằng, khiến mương thoát nước bị vùi lấp, nước không chảy vào hố gom mà tràn ra mặt đường gây mất ATGT và giảm chất lượng công trình.

Ông Vũ Đình Trung, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đắk Song cho biết, đường HCM chạy qua địa bàn huyện nằm trên phần đỉnh đồi, một bên là dốc, một bên là vực sâu nên quỹ đất cho người dân làm nhà dọc hai bên đường rất ít. Để làm được nhà hai bên đường, người dân đã tự ý hạ độ dốc, phá taluy dương, san lấp phía taluy âm, xâm phạm hành lang ATGT. UBND huyện đã có nhiều công văn chỉ đạo, giao công an thường xuyên kiểm tra xử lý, nhưng các vụ việc vẫn diễn ra.

Chỉ đạo nhiều, vi phạm vẫn hoàn vi phạm

Cần phải nhắc lại, từ năm 2015, Bộ GTVT đã liên tiếp có hai Công điện hỏa tốc gửi UBND tỉnh Đắk Nông đề nghị chỉ đạo các ban, ngành liên quan có biện pháp xử lý kịp thời tình trạng đào, phá, san lấp mặt bằng trong hành lang ATGT. UBND tỉnh Đắk Nông sau đó đã có Công văn số 5451/CV-UBND về việc xử lý tình trạng đào, san lấp mặt bằng trong hành lang đường bộ gửi UBND các huyện: Cư Jút, Đắk Song, Gia Nghĩa, Đắk P’lấp. Tiếp đó, UBND huyện Đắk Song có công văn giao cho UBND các xã và thị trấn Đức An bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng đào, san lấp đất trái phép; Đồng thời, yêu cầu các hộ dân đã san lấp đất trái phép phía taluy âm khẩn trương bóc dọn khối lượng, trả lại hiện trạng ban đầu. Công an huyện có trách nhiệm điều tra, xác minh làm rõ các đối tượng đào, phá dỡ, thu thập đầy đủ hồ sơ, trưng cầu giám định về nguyên nhân dẫn đến lún, nứt đường; Hư hỏng hệ thống thoát nước, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định.

"Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, Ban quản lý đường HCM thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các vụ việc cố tình vi phạm để bảo vệ hành lang đường HCM”.

Ông Nguyễn Danh Tiến
Chi cục trưởng Chi cục Đường bộ 3.5

Mặc dù đã có những chỉ đạo quyết liệt trên nhưng thời gian qua hệ thống hành lang đường HCM vẫn bị xâm phạm. Ông Nguyễn Danh Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Đường bộ 3.5 cho biết, tình trạng đào phá hành lang ATGT đường HCM qua huyện Đắk Song vẫn rất nghiêm trọng. Với trách nhiệm quản lý hành lang, Chi cục thường xuyên kiểm tra, phát hiện hàng loạt vị trí bị người dân đào phá, tháo dỡ tôn lượn sóng để san lấp mặt bằng và lập biên bản giao cho UBND huyện xử lý. Đồng thời, Chi cục cũng đề nghị chính quyền địa phương điều tra, xử lý và có biện pháp khắc phục, trả lại hiện trạng ban đầu các vị trí bị tháo dỡ tôn lượn sóng, đổ đất lấp hệ thống rãnh thoát nước.

Theo ông Vũ Đình Trung, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đắk Song, vừa qua UBND huyện đã có nhiều văn bản giao Phòng Kinh tế hạ tầng tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp người dân lấn chiếm, phá bỏ hành lang ATGT đường HCM. Qua đó, phát hiện hai điểm người dân tự ý san lấp mặt bằng, đổ đất phía taluy âm, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Ngay sau đó, UBND huyện đã giao UBND thị trấn Đức An thực hiện việc xử lý và bốc dỡ để giảm tải khối lượng đất theo ý kiến của Ban QLDA đường HCM. Hiện tại, đoạn đường qua thị trấn Đức An cơ bản đã bốc dỡ và hoàn trả lại hiện trạng ban đầu. Đối với vị trí Km 1869+500, UBND huyện đã giao thị trấn Đức An thực hiện việc bốc dỡ nhưng khối lượng vẫn chưa đạt yêu cầu, huyện tiếp tục chỉ đạo thị trấn thực hiện việc bốc dỡ để đảm bảo an toàn chất lượng công trình.

“Tại vị trí Km 1869+500 phía taluy dương bị đào bới lấy đất, TTGT đường bộ đã lập biên bản giao cho UBND huyện xử lý, nhưng hiện chưa có quyết định xử phạt, xử lý cụ thể. Đối với vị trí Km 1863+20m+40m, TTGT đường bộ đã có văn bản thống kê một loạt các điểm bị dỡ tôn sóng gửi UBND huyện Đắk Song. Sau đó, UBND huyện đã có văn bản giao cho UBND thị trấn kiểm tra lập biên bản xử lý. Tuy nhiên, vì các điểm khi bị tháo dỡ không bắt quả tang các đối tượng nên không lập biên bản xử lý được. Hiện, UBND huyện giao cho UBND thị trấn tiếp tục tăng cường biện pháp quản lý. Chắc chắn những vị trí bị tháo dỡ là người đổ đất, nhưng không bắt được quả tang nên người dân thường chối bỏ và nói chỉ là người đổ đất thuê, gây khó khăn cho việc xử lý triệt để vụ việc”, ông Trung cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.