Bức ảnh đoạt giải Pulitzer về một đứa bé được chuyển qua hàng rào dây thép gai để thăm gia đình ở Albania do phóng viên ảnh Carol Guzy thực hiện |
Phòng trưng bày Ảnh đoạt giải Pulitzer nổi tiếng là nơi vinh danh tất cả những người đoạt giải Pulitzer (giải báo chí danh giá nhất thế giới) về nhiếp ảnh kể từ những ngày đầu tiên giải thưởng này được trao tặng năm 1942.
Năm ngoái, Newseum đã tổ chức các buổi triển lãm trưng bày những bức ảnh Pulitzer nổi tiếng nhất, trong đó có một số ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử trong chiến tranh Việt Nam (khi quân đội và dân nhân ta phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - PV).
Pulitzer là một giải thưởng vinh danh những thành tựu trong ngành báo, tạp chí và báo chí trực tuyến, văn học và kịch nghệ ở Mỹ. Được thành lập vào năm 1917 theo ý nguyện của nhà báo Joseph Pulitzer, giải thưởng được trao thường niên ở 21 hạng mục. Giải Pulitzer năm 2017 có 2.500 tác phẩm dự thi thuộc 21 hạng mục báo chí trải rộng từ phục vụ cộng đồng, bình luận đến nhiếp ảnh, hoạt hình và nghệ thuật. Mỗi cá nhân đoạt giải sẽ nhận khoản tiền thưởng là 15.000 USD (gần 340 triệu VND). |
Theo ông Indira Williams Babic, để thực hiện triển lãm những bức ảnh Pulitzer nổi trội mọi thời đại vào năm ngoái, đội ngũ của Newseum đã phải làm việc gần 1 năm để đảm bảo từng bức ảnh được chọn lựa là xứng đáng.
Về 2 bức ảnh về cuộc chiến tại Việt Nam được chọn lựa, ông Babic giải thích: Thứ nhất, những bức ảnh ghi nhận trong cuộc chiến tại Việt Nam không chỉ mô tả sự khốc liệt của chiến tranh mà còn khiến người xem có thể cảm nhận được từ những cơn mưa nặng hạt đến sự tàn ác của chiến tranh cũng như nỗi đau của chính những người trong cuộc (khi lính Mỹ buộc phải tham gia một cuộc chiến tranh phi nghĩa chống lại đất nước và nhân dân Việt Nam - PV).
Hơn hết, Newseum muốn dùng những bức ảnh đó để gợi lên bài học về lịch sử. “Nhìn vào những bức ảnh được sắp xếp theo thời gian, người xem dễ dàng nắm bắt những sự kiện đã diễn ra. Những bức ảnh về cuộc chiến tranh tại Việt Nam phần nào giúp người xem hiểu cách người Mỹ nhìn nhận sự kiện này như thế nào tại thời điểm đó. Qua đó, có thể thấy sức mạnh của hình ảnh báo chí giúp cung cấp thông tin cho dư luận như thế nào. Chẳng hạn, bức ảnh do nhà báo Nick Ut về bé gái chạy loạn, bị bỏng vì bom napalm đã tác động trực tiếp vào tâm lý của những bậc làm cha làm mẹ tại Mỹ nếu chẳng may chuyện tương tự sẽ xảy ra với chính con cái họ”, ông Babic nói thêm.
Bức ảnh trong chùm ảnh giành giải Nhiếp ảnh của Pulitzer năm 1982 của nhà báo John White đến từ tờ Chicago Sun-Times. Trong ảnh là hai trẻ em đang chơi đùa trong dự án nhà ở Cabrini Green ở Chicago trong khi không hề biết những nguy hiểm cận kề xung quanh |
Bức ảnh một bé trai nhiễm virus Ebola được hai nhân viên y tế di chuyển đi như một con búp bê bị hỏng chứ không phải đối với người do phóng viên Daniel Berehulak thực hiện |
Bức ảnh do một nhà báo công dân Virgina Schau ghi lại vào năm 1954 về cảnh tượng như trong phim anh hùng khi một chiếc xe tải kéo treo lơ lửng trên thành cầu còn hai người đàn ông đang kéo hai người ở trong xe ra khỏi xe bằng sợi dây thừng. Đây là lần đầu tiên giải Pulitzer được trao cho nhà báo công dân |
Bức ảnh làm nên giải thưởng “Nhiếp ảnh đặc tả” của Pulitzer cho nhà báo Toshio Sakai làm việc cho hãng thông tấn quốc tế nổi tiếng (United Press International - UPI) năm 1968. Bức ảnh có tên “Mơ về một thời kỳ tốt đẹp hơn” (Dreams of Better Times), ghi lại cảnh những người lính Mỹ (tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa chống lại Việt Nam - PV) cố tranh thủ nghỉ ngơi dưới cơn mưa nặng hạt ngay trên trận địa |
Bức ảnh màu của người đoạt giải Pulitzer năm 1975 - nhà báo Matthew Lewis. Ông là phóng viên ảnh đầu tiên của Washington Post giành giải thưởng Pulitzer |
Bức ảnh đặc tả niềm vui và hạnh phúc của những vận động viên điền kinh Nigeria khi được thông báo giành Huy chương Đồng trong kỳ Olympic Barcelona. Bức ảnh góp phần mang lại giải thưởng Pulitzer cho phóng viên Ken Geiger năm 1992 |
Bức ảnh này được chọn lựa vì đánh dấu lần đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này, giải Pulitzer được trao cho một người vô danh vào năm 1980. Danh tính của ông Jahangir Razmi là bí ẩn mãi cho đến năm 2006 |
Ngày 8/6/1972, nhiếp ảnh gia Nick Ut của Hãng thông tấn AP chụp ảnh máy bay ném bom Napalm xuống Trảng Bàng (Tây Ninh). Trung tâm bức ảnh là Kim Phúc, 9 tuổi, đang khóc trong đau đớn. Quần áo của cô bé bị thiêu cháy trong khi từng mảng da rộp lên vì bỏng. Tác giả Nick Ut đã giành giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer năm 1973 cho bức ảnh làm thay đổi cái nhìn của thế giới về chiến tranh Việt Nam, thổi bùng phong trào phản chiến ở Mỹ. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận