Giáo dục

Những cách để rèn luyện kỷ luật tích cực cho trẻ

16/02/2020, 01:00

Không có ai là hoàn hảo và trẻ em cũng sẽ phạm sai lầm.Theo Susan Bartell từ US News cho biết, các bậc cha mẹ nên nhận ra rằng, hình phạt thực sự là hình thức kỷ luật kém hiệu quả nhất và có những cách tích cực hơn để rèn luyện các hành vi tốt cho trẻ.

Thay vì thể hiện với con sự bực bội, các bậc phụ huynh hãy bình tĩnh ngồi xuống và nghiên cứu các cách thực hành kỷ luật mang tính tích cực hơn sau đây:

img

Tìm đến gốc rễ của vấn đề

Khi thấy tính cách của con đột ngột thay đổi, trở nên dễ kích động, không muốn đi học, hay giận dỗi... hãy tìm hiểu thật kỹ điều gì đang xảy ra, con đang gặp phải vấn đề gì trước khi lên án hoặc phán xét con. Có thể mới đi học ở môi trường mới chưa quen thuộc, con bị bắt nạt ở trường hoặc một người bạn thân nhất của con chuyển sang trường khác. Thay vì mắng mỏ, đe nẹt con, bạn hãy chia sẻ và giúp con xử lý cảm xúc để chúng không cảm thấy bị cô lập, bỏ rơi hay bị xúc phạm.

Ngừng kiểm soát trẻ

Hãy để cho con có sự lựa chọn và độc lập. Trẻ cần phải hoàn thành bài tập về nhà và dọn dẹp phòng của mình, tuy nhiên, chúng có thể không phải làm theo thứ tự mà bạn đề ra. Hãy cho phép con tự lập và tự đưa ra sự lựa chọn của riêng mình. Bạn có thể dạy con thói quen và cách thức làm việc mà không phải là sự áp đặt. 

Luôn dành thời gian cho con

Con bạn sẽ cảm thấy được yêu thương và vui vẻ hơn nếu bạn giao tiếp với chúng mỗi ngày. Việc giao tiếp không có nghĩa là bạn yêu cầu chúng làm việc vặt hoặc các trách nhiệm khác. Thay vào đó giao tiếp có nghĩa là có những cuộc trò chuyện có ý nghĩa với con. Cất điện thoại, tắt TV và nhìn vào mắt nhau. Hãy chia sẻ, trò chuyện và chơi các trò chơi cùng con. 

Ngừng dạy con thấy xấu hổ khi làm sai

Đôi khi những sai lầm mở ra cánh cửa cho những điều thậm chí tốt hơn sẽ đến và thậm chí có sai lầm là những bài học quý giá. Thay vì khiến con thấy xấu hổ vì đã phạm sai lầm, hãy khuyến khích chúng coi đó là bài học. Hãy trung thực và cởi mở với con về những sai lầm và cho chúng biết mọi người đều có thể mắc lỗi. Tuy nhiên, những sai lầm ngớ ngẩn này không phải là một phần của cuộc sống. Và điều quan trọng là con cái chúng ta phải hiểu rằng chúng không hề kém cạnh ai đó chỉ vì những điều này.

Lắng nghe ý kiến của con

Hầu hết mọi người đều có thể lên tiếng, đưa ra ý kiến của mình. Nếu một đứa trẻ không được mời chia sẻ tiếng nói, con sẽ có cảm giác bị bỏ lơ, mặc cảm vì không được tôn trọng khi ý kiến của mình không có giá trị. Hãy xây dựng một quy tắc gia đình và tất cả mọi người đều được phát biểu, hãy cho con được lên tiếng và chia sẻ quan điểm cá nhân. 

Thể hiện sự tôn trọng và tình yêu

Mục tiêu của cha mẹ là có một gia đình nơi mọi người đều yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Để thực hiện điều này, hãy cố gắng giao tiếp với các con mà không la hét, mắng mỏ. Thường xuyên chia sẻ lời khen ngợi, an ủi, khích lệ. Cần công bằng với tất cả các con và luôn chân thành, nói sự thật mọi lúc. Những tiêu chuẩn này sẽ dạy cho con những giá trị gia đình tốt đẹp và giúp con rõ hơn về những mối quan hệ lành mạnh.

Công việc

Giao việc vặt cho các thành viên trong gia đình là một cách tuyệt vời để dạy các kỹ năng đồng thời kết nối mọi người hơn. Tất nhiên các công việc vặt phải phù hợp với lứa tuổi con. Ví dụ, con có thể lau bàn, gấp quần áo, đổ rác... 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.