• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Những điểm sáng kéo giảm TNGT

02/01/2016, 13:28

Năm 2015 là năm thứ tư liên tiếp TNGT được kéo giảm cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và bị thương.

29
Cán bộ Đội cảnh sát giao thông Công an T.P Thái Nguyên phát tờ rơi có nội dung tuyên truyền về ATGT cho học sinh.

Năm 2015 là năm thứ tư liên tiếp TNGT được kéo giảm cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và bị thương. Đáng chú ý có đến 26 địa phương số người chết do TNGT giảm năm thứ ba liên tiếp. Kéo giảm TNGT là nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư trong việc phối hợp chỉ đạo, thực hiện các giải pháp và các hoạt động bảo đảm trật tự ATGT. Dưới đây là một số kinh nghiệm được lãnh đạo Ban ATGT các địa phương đúc rút trong quá trình triển khai các hoạt động đảm bảo ATGT từ cơ sở.

30
 

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang:

“Siết chặt quy định nồng độ cồn để kéo giảm TNGT”

Trong năm 2015, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xảy ra 83 vụ TNGT, làm chết 53 người, bị thương 52 người. So với năm 2014, giảm 10 vụ (-10,75%); giảm 4 người chết (-7,01%) và giảm 5 người bị thương (-8,77%).

Năm qua, Hậu Giang đã thành công trong việc kéo giảm vi phạm và TNGT liên quan đến rượu bia nhờ thực hiện phong trào “Nhà hàng ATGT - lái xe văn minh, trách nhiệm”. Theo đó, gần 500 chủ nhà hàng, quán nhậu đã ký cam kết không lấn chiếm lòng, lề đường; Bố trí bãi giữ xe cho khách hàng có nhu cầu gửi lại xe sau khi đã uống rượu, bia; Vận động khách hàng đã uống rượu bia không điều khiển phương tiện tham gia giao thông; Tổ chức dịch vụ đưa khách về nhà; Tích cực vận động khách hàng thực hiện đúng quy định “Đã uống rượu, bia - Không lái xe vì sự an toàn cho chính mình và cho người khác”... Đồng thời, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm nồng độ cồn gần khu vực nhà hàng, quán nhậu. Nhờ đó, các vi phạm và TNGT liên quan đến rượu bia trên địa bàn đã giảm hẳn.

 

31
 

Ông Phùng Văn On, Phó ban ATGT tỉnh Long An:

“Truy tìm nguyên nhân, giải quyết dứt điểm”

Để công tác đảm bảo TTATGT có hiệu quả, với các bất cập ATGT, Long An luôn cố gắng truy tìm nguyên nhân, đề ra giải pháp cụ thể để giải quyết triệt để và dứt điểm. Như vấn đề điểm đen TNGT, chúng tôi triển khai tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu rõ về nguy cơ, bất cập và chủ động có biện pháp phòng tránh, tham gia giao thông an toàn khi đi qua đoạn đường đó. Kèm theo đó, bằng kỹ thuật, chúng tôi giải quyết dứt điểm các nguyên nhân về hạ tầng dẫn đến TNGT, như lắp đặt đèn tín hiệu, biển báo hiệu, dải phân cách… Đồng thời, tại những đoạn đường thường xảy ra TNGT, cũng tăng cường lực lượng chức năng cảnh báo, xử lý vi phạm giao thông...

Trong công tác TTKS, CSGT cũng phân tích các vi phạm, tai nạn để tập trung tìm nguyên nhân. Sau đó xây dựng kế hoạch TTKS, xử lý vi phạm giao thông tập trung vào những đối tượng, thời điểm, đoạn đường... phù hợp, đạt hiệu quả.

Hay với công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT, chúng tôi phối hợp với bí thư chi bộ, trưởng khu phố… để vận động tới từng hộ dân. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, các hội... luôn được huy động để phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật TTATGT sâu rộng đến từng người tham gia giao thông.

 

32
 

Ông Trương Hữu Hiệp, Giám đốc Sở GTVT, Phó ban Thường trực Ban ATGT tỉnh Lâm Đồng:

“Định hướng đúng từ công tác tuyên truyền”

Từ năm 2010 - 2015, công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có sự chuyển biến mạnh mẽ, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông được nâng cao, TNGT liên tục giảm dần về số vụ, số người chết, số người bị thương.

Có được kết quả đó, Ban ATGT các cấp đã cùng với hệ thống chính trị vào cuộc, chung tay đảm bảo ATGT. Xác định nguyên nhân TNGT trên địa bàn do ý thức chủ quan của người tham gia giao thông chiếm tỷ lệ trên 80%, công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT đã được Ban ATGT tỉnh định hướng đúng với những giải pháp phù hợp, được tiến hành đồng thời trên tất cả các lĩnh vực, phối hợp với TTKS, xử lý vi phạm để giáo dục và răn đe. Đặc biệt, Ban ATGT tỉnh đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng ký kết với bốn tôn giáo lớn để tuyên truyền pháp luật TTATGT hiệu quả cho cộng đồng người có đạo.

Thời gian tới, Ban ATGT tỉnh tiếp tục định hướng đối tượng tuyên truyền, trong đó, chú trọng đến các đối tượng thường xuyên vi phạm ATGT, chủ yếu là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Ngoài ra, tăng cường công tác TTKS, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ TNGT. Ban ATGT tỉnh sẽ tạo ra môi trường giao thông có văn hóa, an toàn, xứng đáng là thành phố du lịch.

 

33
 

Ông Đặng Văn Minh, Phó trưởng ban ATGT Quảng Ngãi: 

“Đột phá hạ tầng giao thông, kiềm chế TNGT”

Những năm qua, công tác đảm bảo ATGT trên địa bàn tỉnh chuyển biến tích cực, TNGT giảm cả ba tiêu chí. Có được kết quả này là nhờ những giải pháp quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó nổi bật nhất là việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, xóa điểm đen TNGT, đã tạo thuận lợi, kéo giảm vi phạm giao thông trên địa bàn.

Hạ tầng giao thông của tỉnh những năm qua đã đầu tư được các tuyến đường lớn như: Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, đoạn Dung Quất - Trà Khúc; đường Quảng Ngãi - Thạch Nham, giai đoạn 1; đường bờ Nam sông Trà Khúc; đường Sơn Hà - Sơn Tây... Đặc biệt, việc mới khánh thành, đưa vào khai thác tuyến QL1, đường ven biển góp phần hoàn chỉnh hạ tầng giao thông. Hạ tầng giao thông đô thị, giao thông trong khu kinh tế, KCN, cụm công nghiệp làng nghề tiếp tục được quan tâm đầu tư...

Nhờ hạ tầng giao thông phát triển, các hoạt động vận tải có điều kiện phát triển đột phá cả về lượng và chất, số lượng phương tiện đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt phát triển mạnh phủ khắp các địa bàn nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh, giúp cho việc đi lại của người dân ngày càng thuận tiện, an toàn hơn. Ngành GTVT đã chủ động triển khai nhiều biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt như tập trung xóa bỏ các điểm đen TNGT; kiểm soát chặt chẽ phương tiện, từng bước loại bỏ các phương tiện cũ nát... để đảm bảo ATGT trên địa bàn.

 

34
 

Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TPHCM:

“Nỗ lực thay đổi thói quen người tham gia giao thông”

Trong 5 năm qua, TNGT trên địa bàn TP HCM liên tục giảm, trung bình số người tử vong giảm 29 người/năm (-3,38%/năm). Tình trạng ùn tắc giao thông cũng giảm đáng kể, đặc biệt ở khoảng 20 điểm trường trước đây thường bị kẹt xe vào giờ cao điểm, nay đã thông thoáng. Riêng số học sinh vi phạm giao thông giảm khoảng 40% trong 5 năm qua, như năm 2011 là 474 học sinh vi phạm, đến năm 2015 chỉ còn 284 trường hợp...

Đạt được kết quả trên là do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng thông qua nhiều biện pháp, từ tuyên truyền đến TTKS, xử lý vi phạm giao thông; Từ phân luồng, tổ chức giao thông đến xóa điểm đen TNGT. Hiện TP HCM chỉ còn tồn tại 13 vị trí điểm đen TNGT, trong khi năm 2011 là 25 điểm, năm 2013 là 28 điểm.

TP HCM đang quản lý khoảng hơn 7 triệu phương tiện, trong đó, số lượng xe máy chiếm 92,5%. TNGT xảy ra phần lớn ở xe máy với nguyên nhân chính là do ý thức của người tham gia giao thông, như: Chạy vào đường cấm, sử dụng rượu bia sau khi lái xe, chạy quá tốc độ… Nếu thay đổi được ý thức tham gia giao thông, chắc chắn số vụ TNGT sẽ được kéo giảm.

Do vậy, thời gian tới, TP HCM tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là bằng phương pháp trực quan sinh động, ứng dụng công nghệ hiện đại như bảng điện tử Led, TVC… Đồng thời, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm cần phải thật sự kiên quyết và đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật đối với tất cả đối tượng tham gia giao thông.

 

35
 

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND, Trưởng ban ATGT TP Đà Nẵng:

“Xử lý điểm đen, tấn công xe quá tải”

Trong công tác đảm bảo TTATGT năm qua, thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt, rà soát xử lý các điểm đen ATGT bằng nhiều giải pháp như: Xử lý duy tu bảo dưỡng đường sá, lắp thêm nhiều đèn tín hiệu ở các giao lộ, sơn kẻ vạch, lắp dựng biển báo, xử lý cải tạo một số bùng binh. Việc xóa các điểm đen TNGT trên địa bàn không chỉ giúp đảm bảo ATGT, mà còn tạo nên hình ảnh thành phố du lịch văn minh, an toàn, thân thiện.

Cũng vì mục tiêu xây dựng thành phố an toàn, văn minh, thân thiện, Đà Nẵng đã chỉ đạo tấn công quyết liệt nạn xe ben quá tải phóng nhanh vượt ẩu, nhất là xe chở đất đá. Cụ thể, thành phố đã tiến hành cho các nhà xe, tài xế và các chủ mỏ khoáng sản ký cam kết với chính quyền không chất vật liệu quá tải, có khu rửa xe khi vào thành phố; hạ cắt thành thùng xe tải; tăng cường quản lý khai thác khoáng sản trái phép… Lãnh đạo tăng cường kiểm tra ngày đêm nên tình hình cải thiện rõ rệt. Nhờ đó, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn chuyển biến khá tích cực, giảm trên cả ba tiêu chí: Số vụ, số người chết, bị thương vì TNGT.

Năm 2016, Đà Nẵng tiếp tục đẩy mạnh triển khai năm văn hóa, văn minh đô thị. Trong đó, chú trọng trật tự, mỹ quan đô thị, an toàn xã hội và ATGT. Đây cũng chính là “điểm nhấn” trong tiêu chí Thành phố an bình, văn minh và đáng sống. Đà Nẵng đang tập trung xử lý các điểm nguy cơ ùn tắc giao thông, quy hoạch hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông, hệ thống cầu vượt, cầu qua sông Hàn, tăng cường lực lượng TTKS, đầu tư, mua sắm trang thiết bị cân tải trọng xe...

 

36
 

Ông Phạm Quang Hải, Giám đốc Sở GTVT, Phó trưởng ban ATGT tỉnh Quảng Bình:

“ATGT trong mỗi cuộc sinh hoạt chi bộ”

Năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 240 vụ TNGT, làm chết 110 người, bị thương 227 người. So với cùng kỳ năm 2014, giảm 54 vụ (-18%); giảm 14 người chết (-11%); giảm 39 người bị thương (-15%). Đây là kết quả đáng mừng cho một năm không ngừng phấn đấu của các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh.

Năm qua, Quảng Bình đặc biệt đề cao, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về TTATGT. Đây được coi là giải pháp tối ưu, góp phần hạn chế các hành vi vi phạm giao thông. Bằng nhiều giải pháp cụ thể, sáng tạo, đưa nội dung ATGT vào các cuộc sinh hoạt chi bộ, đến từng đảng viên. Trong các cuộc họp khu dân cư, nội dung ATGT cũng được lồng ghép. Tại các trường học, lễ chào cờ, các tiết sinh hoạt cuối tuần, ATGT là nội dung không thể thiếu.

Ban ATGT tỉnh đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Tư pháp, các hội, đoàn thể cùng cơ quan thông tin truyền thông trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động về bảo đảm TTATGT đối với CBCNVCLĐ, thành viên hội, đoàn thể... Phương pháp tuyên truyền rất đa dạng, từ cấp phát tờ rơi, áp phích, sách ảnh, đến những phong trào, cuộc thi về ATGT... Ngay công tác TTKS và xử lý vi phạm giao thông cũng được coi là một giải pháp có tác dụng răn đe, giáo dục, tuyên truyền pháp luật TTATGT.

Năm 2016, Quảng Bình đặt mục tiêu kéo giảm TNGT từ 5-10%. Công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT sẽ tiếp tục được chú trọng, với các hình thức đổi mới và nâng cao hiệu quả hơn.

 

37
 

Ông Trương Văn Phụng, Giám đốc Sở GTVT, Phó trưởng ban ATGT tỉnh Thái Nguyên:

“Tuyên truyền để thấm nhuần trong lòng dân”

5 năm gần đây, TNGT trên địa bàn Thái Nguyên liên tục giảm. Năm 2010, số người chết do TNGT trên địa bàn là 238 người, bị thương là 1.120 người; tới năm 2015, số người bị thương chỉ còn 223 người, số người chết dưới 100 người. Nếu so tỷ lệ người chết/10 nghìn phương tiện, thì năm 2011 là 3,76, đến năm 2014 chỉ còn 1,76.

TNGT giảm mạnh trên địa bàn là kết quả của nhiều giải pháp đồng bộ, từ chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; tăng cường TTKS, xử lý vi phạm; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng... Nhưng trong các giải pháp đó, hiệu quả nhất vẫn là công tác tuyên truyền, bởi có tuyên truyền, người tham gia giao thông mới thay đổi được nhận thức, ý thức, từ đó thay đổi hành vi tham gia giao thông đúng luật, an toàn.

Trong 5 năm qua, Thái Nguyên đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT. Hàng năm, Ban ATGT tỉnh đều có chương trình phối hợp với Sở GD&ĐT, các ban ngành, đoàn thể, hội... để triển khai các hoạt động phổ biến pháp luật TTATGT. Thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, chúng tôi xây dựng các chuyên mục, cuộc thi về ATGT. Ban ATGT các cấp cũng tổ chức các chương trình tuyên truyền trực tiếp đến cộng đồng dân cư thông qua hình thức ký cam kết, qua loa phát thanh, qua các buổi sinh hoạt dân cư... Các hình thức tuyên truyền được Thái Nguyên vận dụng linh hoạt như tổ chức cuộc thi viết, thi trên internet, sân khấu hóa, giao lưu...

 

40
 

Ông Hoàng Văn Minh, Giám đốc Sở GTVT Vĩnh Phúc:

“Hoàn thiện cơ sở hạ tầng góp phần kéo giảm TNGT”

4 năm qua, Vĩnh Phúc đã quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và đi lại của nhân dân, giao thông thuận tiện, an toàn, không ùn tắc, giảm TNGT. Từ năm 2012 đến nay, Vĩnh Phúc đã đầu tư làm mới 62 km đường; Cải tạo nâng cấp 89 km đường; xây dựng mới 10 cầu và hiện vẫn đang cải tạo nâng cấp nhiều công trình cầu đường như trên ĐT 302B, ĐT 401, ĐT309…

Công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT đã được đẩy mạnh với các hình thức linh hoạt, sinh động để nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật ATGT cho người dân. Trong khi đó, công tác TTKS, xử lý vi phạm giao thông cũng được siết chặt. 3 năm qua, các lực lượng chức năng (CSGT tỉnh, công an các huyện, thành thị, TTGT) đã lập biên bản gần 200.000 trường hợp vi phạm, tạm giữ hơn 23.000 phương tiện, khoảng 100.000 bộ GPLX, chú trọng vào các lỗi chở quá tải trọng, chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn…

Đặc biệt, Vĩnh Phúc đã huy động 223 quần chúng tham gia Đề án huy động đảm bảo TTATGT tại 48 điểm trên tuyến đường bộ và 7 điểm đường ngang dân sinh. Lực lượng quần chúng này không chỉ hỗ trợ tích cực lực lượng chức năng mà còn tạo sức lan tỏa về công tác đảm bảo TTATGT trong cộng đồng.

39
 

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban ATGT tỉnh Quảng Ninh:

“Lãnh đạo trực tiếp xuống đường”

Sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt, trực tiếp của lãnh đạo tỉnh, công tác đảm bảo TTATGT tỉnh Quảng Ninh đạt được những kết quả khả quan, TNGT giảm.

Điển hình như vấn đề xử lý xe quá tải, Tỉnh ủy đã có Chỉ thị số 37-CT/TU về việc “Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiểm soát, xử lý phương tiện ôtô quá tải, quá khổ, vi phạm kích thước thành, thùng xe”, yêu cầu các cấp ủy Đảng, chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; Hàng tháng đưa nội dung chỉ đạo, thực hiện vào nghị quyết của cấp ủy, kế hoạch hoạt động của đơn vị. Yêu cầu cấp cơ sở tổ chức kiểm tra việc thực hiện, đánh giá rút kinh nghiệm, đưa nội dung đánh giá việc chấp hành pháp luật về giao thông của CBCCVC, người lao động, đảng viên trong việc kiểm điểm đánh giá thi đua, nhận xét hàng năm thành chỉ tiêu thi đua của đơn vị, cá nhân.

Thực hiện Công điện số 21/CĐ-UBND tỉnh, nhiều lãnh đạo tỉnh cùng các địa phương, ban, ngành đã trực tiếp xuống đường kiểm tra thực tế và xử lý xe vi phạm về tải trọng, kích thước thành thùng. Điều này thể hiện sự quyết liệt trong chỉ đạo và cũng góp phần “thổi lửa” nhiệt huyết cho lực lượng chức năng đang làm công tác chống xe quá tải.

Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh đã kiểm soát và xử lý được hơn 85% số xe quá tải, quá khổ, vi phạm kích thước thành thùng xe. Qua đó, góp phần tăng tuổi thọ của công trình đường bộ, đảm bảo TTATGT trên tuyến.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.