• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Những loại tàu nào sắp phải bổ sung thiết bị an toàn hàng hải?

22/08/2018, 14:16

Theo Bộ GTVT, từ năm 2019, nhiều loại tàu phải bổ sung thiết bị an toàn hàng hải như VHF, AIS, ra đa...

IMG_8841

Phương tiện thủy chở khách hoạt động tại tuyến ven biển Hải Phòng

Theo Thông tư số 39 của Bộ GTVT về sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa, có hiệu lực từ 31/1/2019, nhiều loại phương tiện pha sông biển (VR-SB), phương tiện thủy phải trang bị bổ sung trang thiết bị an toàn hàng hải, hàng giang. Các loại thiết bị bổ sung gồm: vô tuyến điện thoại (VHF), ra đa, phao vô tuyến chỉ báo sự cố qua vệ tinh (S.EPIRB), thiết bị nhận dạng tự động (AIS), thiết bị truyền thanh chỉ huy....

Một số loại phương tiện phải trang bị VHF gồm: tàu du lịch lưu trú ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, tàu hàng có tổng dung tích trên 500 GT. Tàu chở trên 50 khách phải trang bị VHF trước 30/6/2019, tàu chở 20-50 khách trang bị trước 30/6/2020.

Các tàu phải trang bị ra đa như: Tàu cao tốc chở khách cấp VR-SB, tàu VR-SB có tổng dung tích từ 300 GT (trừ tàu chạy chuyên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo không quá 15 km); tàu khách cao tốc hoạt động vùng SI hoặc SII mà có chiều dài tàu từ 25 m. Tàu khách và phà cấp VR-SB; tàu VR-SB có tổng dung tích từ 300 GT phải trang bị phao S.EPIRB.

Thiết bị nhận dạng tự động (AIS) phương tiện được áp dụng với: tàu khách chở trên 20 khách, tàu cao tốc chạy trên luồng hàng hải hoặc chạy qua biên giới; tàu khách hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo, phà cấp VR- SB; tàu chở bùn đất trong thi công nạo vét, bảo trì đường thủy; tàu VR-SB có tổng dung tích từ 500 GT, chở hàng hóa nguy hiểm, chuyên chở container; tàu chở vật liệu xây dựng, tàu VR-SI và VR-SII có tổng dung tích từ 800 GT trở lên.

Việc trang bị AIS được thực hiện thep lộ trình, áp dụng trước với tàu cỡ lớn, rồi đến tàu hơn và được kiểm tra tại các kỳ đăng kiểm định kỳ. Trong đó, áp dụng luôn với tàu chở hàng trên 5.000 GT; tàu từ 2.000-5.000 GT áp dụng trước 31/12/2019; tàu từ 1.000-2.000 GT và tàu chở trên 50 khách phải lắp đặt trước 31/12/2020; tàu chở trên 20 khách lắp trước 31/12/2022.

Bộ GTVT giao Cục Đăng kiểm VN tổ chức triển khai việc áp dụng các quy chuẩn trên đối với phương tiện thủy.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có đội vốn gấp 5 lần?

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.