Tàn dư về chủ nghĩa phát xít vẫn được nhân loại nhắc đến, đặc biệt là sự tàn ác, cuồng tín |
1. Ra đời Đế chế Đức thứ tư
Sau thất bại của Phát xít Đức trong cuộc chiến Stalingrad năm 1943, giấc mơ ra đời một Hồng thập tự thế hệ thứ tư (Fourth Reich) đã hoàn toàn sụp đổ. Theo một tài liệu có tựa đề Red House Report, các nhà công nghiệp chủ chốt sẽ gặp nhau tại Strasbourg và thỏa thuận chế độ mới. Đây là chế độ tập trung vào các hoạt động tài chính chứ không phải là quân sự, giúp Đảng Quốc xã hoạt động bí mật đến khi công khai và lên nắm quyền đất nước.
Các nhà công nghiệp với sự trợ giúp của Đức Quốc xã sẽ điều hành, đưa tài sản của Đức Quốc xã một cách bất hợp pháp vào các chính quốc và các quốc gia trung lập. Sau khi chiến tranh kết thúc, hầu hết các giới chức chóp bu của Đức Quốc xã đã bị bắt, kết án tử hình, còn các nhà công nghiệp thì bị bắt hoặc bị tù đầy nên tham vọng nói trên đã bị thất bại. Ngày nay, vẫn còn có giả thuyết cho rằng Fourth Reich vẫn đang tồn tại nhưng dưới hình thức Liên minh châu Âu do Đức đứng đầu, rất có thể điều này nhằm cảnh báo dư luận về nguy cơ tái trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít, hay chủ nghĩa phát xít mới.
2. Tham vọng xây dựng Hotel Resort lớn nhất hành tinh
Không phải tất cả chiến dịch tuyên truyền của Đức Quốc xã tập trung làm tăng nỗi sợ hãi và sự lừa dối, mà có cả chiến dịch tuyên truyền mang tính hữu dụng, khuyếch trương thế mạnh của đế chế Đức hùng cường.
Kế hoạch Hotel Prora của Đức Quốc xã dài 4,5 km, có khả năng chứa 20.000 người |
Theo đó, Đức Quốc xã đã tuyên truyền cho một dự án mang tên Strength Through Joy, cố gắng để xây dựng một khu nghỉ mát lớn nhất thế giới nằm trên hòn đảo ngoài khơi biển Baltic, có tên Hotel Prora, dài 4,5 km, có năng lực chứa 20.000 người. Khi hoàn chỉnh có đầy đủ tiện nghi sang trọng như nhà hàng, rạp chiếu phim, và thậm chí cả một nhà ga xe lửa.
Đặc biệt Đức Quốc xã còn hy vọng khách sạn sẽ là động lực thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội và sử dụng nhiều lao động hơn, nâng cao mức sống cho giai cấp lao động. Đáng tiếc, dự án không bao giờ hoàn thành, công nhân tham gia dự án đã được đưa đến cho các nhà máy sản xuất vũ khí sau khi Đức chiếm đóng Ba Lan vào năm 1939. Sau đó, Liên Xô phát hiện ra khách sạn và cố gắng vô hiệu hóa.
Năm 2011, khách sạn đã được tái khởi động, trở thành nơi nghỉ mát cho thanh niên và kể từ đó đã thu hút sự chú ý của khách du lịch, nhưng nó lại là bằng chứng về nỗi ô nhục, thất bại Đức Quốc xã trong chiến tranh Thế giới thứ I.
3. Khai thác tối ưu tính huyền bí
Trong khi kiến thức chung của các lãnh đạo cấp cao Đức Quốc xã về các lĩnh vực tâm linh, huyền bí còn rất lơ mơ thì chính họ lại rất sốt sắng trong việc nghiên cứu, ứng dụng lĩnh vực này, đặc biệt là ứng dụng cho mục đích quân sự.
Bác sĩ Gutberlet, một trong những người cuồng tín, sùng bái Hitler mạnh nhất, sở hữu khả năng siêu nhân, có thể cảm nhận được sự hiện diện của người Do Thái trong một đám đông. |
Tiêu biểu, có ba nhân vật là Wilhelm Wulff, Ludwig Straniiak, và Wilhelm Gutberlet. Wilhelm Wulff là một nhà chiêm tinh học được giao nhiệm vụ liên lạc với độc tài người Ý, Benito Mussolini (đang bị bắt giam), người được đồn là có tài, sử dụng chính xác "món quà tâm linh". Ludwig Straniiak, một kiến trúc sư nhưng lại rẽ trái sang nghề tâm linh, sử dụng khả năng "cảm xạ" đoán biết chính xác vị trí chiến hạm Hoàng tử Eugen của Đức đang làm nhiệm vụ bí mật gần vùng biển Na Uy.
Nhưng nguy hiểm nhất trong số này là bác sĩ Gutberlet, một trong những người cuồng tín, sùng bái Hitler mạnh nhất, sở hữu khả năng siêu nhân, có thể cảm nhận được sự hiện diện của người Do Thái trong một đám đông. Hitler là người đầu tiên phát hiện thấy khả năng này bác sĩ Gutberlet và ngay lập tức biến vị bác sĩ "thất đức" nói trên thành một công cụ đắc lực phục vụ cho dự án sàng lọc chủng tộc mà Đức quốc xã đang thực hiện.
4. Thử nghiệm kẹo chứa ma túy
Một trong những lý do ít được biết đến liên quan đến hiện tượng vì sao Phát xít Đức lại rất thành công trong những cuộc "chiến tranh chớp nhoáng", nay mới sáng tỏ bởi vì Phát xít Đức cho lính dùng ma túy. Sau khi đã nghiên cứu tác động của Pervitin (hay còn gọi là German meth) ở các sinh viên đại học, Đức Quốc xã đã quyết định phân phối loại thuốc này cho tất cả các chi nhánh thuộc lực lượng vũ trang. Thuốc kích hoạt, làm cho người lính trở nên hung hăng, chấp nhận rủi ro trong suốt một thời gian dài. Để đánh lừa người trong cuộc, thuốc được tráng lớp đường bên ngoài hay còn gọi là kẹo hoặc sôcôla. Hậu quả, chiến tranh thì kết thúc, còn người trong cuộc thì trở thành con nghiện. Rất đa dạng, như nghiện Pervitin, nghiện rượu, nghiện thuốc lá và các chất gây nghiện nguy hiểm khác.
Chưa dừng ở đây, đến đầu năm 1944, khi cục diện chiến tranh thay đổi, phát xít Đức còn thử nghiệm một loại thuốc mạnh hơn với hy vọng kháng cự lại những cuộc tấn công của đồng minh. Theo đó, Pervitin, cocaine, và morphine đã được trộn với nhau để tạo ra loại thuốc cso tên D- IX, sau đó đưa vào thử nghiệm trên tù nhân. Kết quả, thuốc D- IX đã tạo ra những tù binh siêu nhân, có sức mạnh và khả năng phi thường so với những người bình thường, vì vậy phát xít Đức hy vọng sẽ giành được cục diện.
Ở phía bên kia đại dương, người Nhật cũng đã đưa ra dùng một loại thuốc phiên bản tương tự, có tên Hiropon cho binh lính Nhật. Thuốc đã tạo ra một cú "sóng thần", làm thay đổi thái độ của binh lính, "thà chết chứ không chịu đầu hàng", sẵn sàng cảm tử, nhất là những phi công lái máy bay người Nhật.
5. Dự án "quý thỏ hơn người"
Theo hồ sơ mật được giải mã gần đây thì Đức Quốc xã đã từng thực hiện dự án điều trị, đối xử động vật tốt hơn con người, có tên Dự án Angora. Nghịch lý khó hiểu này được thể hiện rất rõ tại các trại tập trung nơi các tù nhân đồng minh bị giam giữ. Chính xác hơn là trị bệnh cho những con thỏ Angora khổng lồ. Dưới sự chỉ đạo của Heinrich Himmler, SS đã sử dụng hàng ngàn tù binh để nuôi thỏ lấy lông may quần áo cho quân đội Đức, coi những con vật gậm nhấm có ích hơn so với con người, nếu thỏ chết thì người phải chết theo.
Hàng triệu tù binh bị bỏ đói, chết trong các trại giam, trong khi đó những con thỏ Angora lại được"ăn trắng mặc trơn". |
Hậu quả, hàng triệu tù binh bị bỏ đói, chết trong các trại giam, trong khi đó những con thỏ Angora lại được "ăn trắng mặc trơn". Khẩu phần ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp nhiều lần so với khẩu phần của tù nhân. Bằng chứng, tại tòa án tội phạm chiến tranh sau khi chiến tranh kết thúc, các sĩ quan SS đã thú nhận trước tòa: "Thỏ Angora được nuôi dưỡng tốt trong khi đó nhiều tù binh đồng minh lại bị bỏ đói, không được cấp thuốc khi ốm đau, thậm chí còn bị hành hạ đến chết".
Còn tiếp phần 2
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận