Đoàn xe lửa tốc hành Shinkansen đầu tiên của thế giới khai trương ngày 1-10-1964 ở Nhật Bản. |
Những chuyến xe lửa Shinkansen đầu tiên rút ngắn thời gian đi lại giữa Tokyo và Osaka từ 6 tiếng rưỡi xuống còn 4 tiếng. Ngày nay, những tàu Shinkansen kiểu mới với cái mũi tàu thuôn dài như tàu vũ trụ chỉ chạy hết 2 giờ 25 phút. - Theo TTO.
Nhật Bản khởi sự kế hoạch đường sắt cao tốc từ thời kỳ Thế Chiến II nhưng đến năm 1943 phải ngưng lại vì thiếu ngân sách. Lúc đó, mọi nỗ lực dành cho chiến tranh. Ý tưởng này đã hồi sinh trong thập niên 1950, nhưng bị vướng vào những mối lo ngại về chi phí quá lớn, cũng như tính hiệu quả kinh tế giữa thời của xe hơi và máy bay.
Đoàn tàu Shinkansen chạy ngang cây cầu trên sông Fuji phìa Tây Tokyo với ngọn núi Phú Sĩ xa xa. |
Với 80 triệu USD vay của Ngân Hàng Quốc Tế, dự án hoàn thành kịp thời hạn Thế Vận Hội Tokyo tháng 10 năm 1964, và trở thành biểu tượng tự hào về sự hồi phục của Nhật Bản sau chiến tranh.
Việc ra đời của tàu Shinkansen đã giúp đẩy mạnh lượng hành khách đường sắt ở châu Âu và châu Á vào cái thời nổi lên của xe ôtô và máy bay đang đe dọa sự sinh tồn của loại hình xe lửa. Nó cũng được coi là một niềm tự hào dân tộc của người Nhật chỉ chưa đầy 2 thập niên sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2.
Những thế hệ xe lửa cao tốc cũ của Nhật Bản đậu tại Niigata Depot. |
Vận tốc tối đa của những đoàn tàu Shinkansen đầu tiên là 210 km/h. Trước đó xe lửa nhanh nhất ở Âu Châu chỉ tới 160 km/h. Ngày nay xe lửa cao tốc ở Nhật Bản và những nước khác trong một số trường hợp có thể chạy tới 300 km/h.
Xe lửa cao tốc Trung Quốc bây giờ là quốc gia có mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới, các đoàn tàu có thể đạt tới vận tốc 484 km/h, tuy nhiên vì lý do an toàn và tiết kiệm năng lượng, tốc độ được giới hạn xuống còn dưới 323 km/h.
Pháp và Tây Ban Nha dẫn đầu châu Âu về xe lửa cao tốc. Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái trở thành nước thứ 9 có xe lửa chạy với tốc độ bình quân 200km.giờ. Ở châu Á, ngoài Nhật Bản và Trung Quốc còn có Hàn Quốc và Đài Loan có xe lửa cao tốc.
Xe lửa cao tốc THSR ở Đài Loan |
Vào năm 2007, tàu cao tốc của Đài Loan có lúc chạy tới tốc độ 299km/giờ. |
Hoa Kỳ là quốc gia kỹ nghệ phát triển duy nhất trên thế giới không có xe lửa cao tốc. Những dự án ở Texas và California đều chưa đi vào thực hiện. Xe lửa nhanh nhất của Amtrak, đoàn tàu Acela Express, đạt vận tốc 170 km/h trên một đoạn ngắn giữa Baltimore, Maryland, và Wilmington, Delaware.
Xe chạy trên đệm từ trường (magnetic levitation hay maglev) do Đức thiết kế ở Thượng Hải, chay tới vận tốc 430 km/h trên đoạn đường 48 km giữa phi trường và thành phố. Nhật Bản đang tiếp tục thử nghiệm một đoàn xe lửa đệm từ có thể đạt tốc độ 500km/giờ. Với tốc độ này, thời gian chạy tàu từ Tokyo tới Osaka sẽ chỉ còn hơn 1 tiếng đồng hồ.
Xe lửa cao tốc thế hệ mới của Nhật Bản. |
Nước Nhật đang lên kế hoạch xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc nhanh nhất thế giới với chi phí dự kiến khoảng 90 tỷ USD. Nhiều khả năng, Tokyo sẽ khởi công xây dựng tuyến đường này trong đầu năm 2015. - Theo Zing.vn
Đêm trước Thế vận hội Tokyo 1964, Nhật Bản đưa đoàn tàu cao tốc đầu tiên trên thế giới vào sử dụng. Nó đưa tên tuổi nước Nhật nổi danh khắp toàn cầu. Một nửa thế kỷ sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn sử dụng bước nhảy vọt trong công nghệ tàu hỏa để chứng minh dù trải qua hai thập kỷ suy giảm kinh tế nhưng nước Nhật vẫn có những tham vọng và hoài bão lớn.
Một mẫu tàu đệm từ của Nhật Bản. |
Nhật Bản đang ấp ủ kế hoạch xây dựng một hệ thống đường sắt cao tốc nối liền Tokyo với trung tâm kinh tế Osaka. Tuyến đường sắt mới sẽ giảm một nửa thời gian đi lại giữa hai địa điểm so với hơn hai tiếng hiện nay. Để đạt được mục tiêu này, Nhật Bản cần thay mới hoàn toàn hệ thống đường sắt với chi phí dự kiến khoảng 90 tỷ USD. Nếu trở thành hiện thực, tuyến đường Tokyo – Osaka sẽ trở thành đường sắt cao tốc đệm từ xuyên tỉnh đầu tiên trên thế giới. Các tàu hoạt động trên hệ thống này hoàn toàn không tiếp xúc trực tiếp với đường ray. Lực từ sẽ khiến đoàn tàu lơ lửng trong không khí, giảm tối đa ma sát giữa nó và đường ray. Công nghệ đệm từ mang tên "Maglev" giúp đoàn tàu lướt trên đường ray với vận tốc 500 km/h hoặc nhanh hơn. Vận tốc này bằng một nửa tốc độ di chuyển của các loại máy bay chở khách. Nó nhanh hơn 200 km/h so với loại tàu cao tốc chạy nhanh nhất thế giới.
B.L (Tổng hợp)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận