Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter (phải) và Đô đốc Tôn Kiến Quốc (trái) bên lề Đối thoại Shangri-La 2015 |
Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á hay Đối thoại Shangri-La (SLD) kết thúc, tờ Diplomat của Nhật cho hay, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc tại hội nghị, ông Tôn Kiến Quốc có thể sẽ trở thành tư lệnh hải quân tương lai của quốc gia trên tỷ người này.
Theo Diplomat, ông Tôn Kiến Quốc (Sun Jianguo) có thể sẽ trở thành Tư lệnh Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong năm 2017 bởi ông Tôn được xem là nhân vật xứng đáng nhất hiện nay với hai lý do:
Một, ông Tôn là đô đốc cấp cao nhất thuộc Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện nay, chỉ chịu xếp sau ông Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), Tư lệnh Hải quân sắp nghỉ hưu và mãn nhiệm. Ông Ngô Thắng Lợi sẽ là người kế nhiệm Đô đốc Tong Shiping (phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kỷ luật Ủy ban Quân sự Trung ương). Trước nữa có Đô đốc Liu Xiaojiang (thành viên quân ủy Hải quân PLA) nghỉ hưu tháng 12/ 2014. Ngô Thắng Lợi sinh tháng 8/1945, tròn 70 tuổi vào tháng 8 năm nay, sẽ phải nghỉ hưu trong vòng 2 năm tới.
Hai, Tôn Kiến Quốc được xem là người tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và bằng cấp quân sự, tham gia Hải quân năm 1968, tốt nghiệp Học viện Tàu ngầm Hải quân, từng đảm nhận chức trưởng tàu ngầm Trường Chinh III (Long March) năm 1985, khi tàu này lập lỷ lục thế giới hoạt động 90 ngày ngầm sâu dưới nước. Trong những năm thập niên 90, Tôn Kiến Quốc giữ chức phó chỉ huy căn cứ tàu ngầm PLA và được thăng Phó Tổng tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc năm 2000. Tháng 10/2007 là ủy viên dự khuyết trung ương khóa 17 ĐCS Trung Quốc và chính thức khoá 18 tháng 11/2012.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc |
Theo Diplomat, Tôn Kiến Quốc sẽ bước sang tuổi 65 vào tháng 2/2017, độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc đối với các cán bộ lãnh đạo quân đội, rất có thể phải nghỉ hưu vào thời điểm này, tuy nhiên cũng có khả năng ông sẽ được giữ lại thêm một thời gian nữa giống như tướng Fan Changlong (Phó Chủ tịch đầu tiên Quân Ủy Trung ương - CMC) hồi năm 2012.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc là người Hà Bắc, cùng huyện Wu Qiao với Ngô Thắng Lợi. Điều này không liên quan đến con đường binh nghiệp của mỗi người. Tôn Kiến Quốc là con trai của Wu Xian (cựu phó chủ tịch Chiết Giang).
Để rộng đường cho việc thăng tiến, Tôn Kiến Quốc từng được bố trí xuất hiện tại nhiều sự kiện quan trọng liên quan đến biển Đông trong thời gian gần đây, tuy nhiên hình ảnh nhà ngoại giao quân sự Tôn Kiến Quốc không gây thiện cảm với dư luận bởi hai lẽ, một, đã già; Và hai,những phát ngôn của Tôn không có gì mới, sặc mùi bành trướng.
Bằng chứng, tại Đối thoại Shangri-La, ông Tôn lớn tiếng bác bỏ chỉ trích của Mỹ về hoạt động trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông, và bao biện, việc cải tạo đảo là nhằm cung cấp các dịch vụ dân sự cho cộng đồng quốc tế. Qua đây cho thấy Trung Quốc coi thường cộng đồng thế giới, Đối thoại Shangri-La, Trung Quốc cử đô đốc Tôn Kiến Quốc đến tham dự, với bài phát biểu vô thưởng vô phạt, thậm chí lệch nội dung, tựa đề "Chung tay bảo vệ hòa bình và xây dựng nền an ninh tại khu vực châu Á – TBD". Bài phát biểu không đề cập tới bất kỳ thông tin gì mới mà chỉ đơn thuần nhắc lại những tuyên bố và bao biện trước đây của Trung Quốc về cái gọi là phục vụ mục đích hòa bình cũng như quyền hợp pháp triển khai nạo vét và xây dựng ở các bãi đá ngầm và rạn san hô trên Biển Đông.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận