Bên trong hộp cứu thương trên xe ô tô - đồ bắt buộc phải có theo quy định ở Đức |
Hộp cứu thương - một thứ rất cần thiết để cứu người, cứu mình thì không quy định, trong khi bình cứu hỏa – một vật dụng còn rất nhiều tranh cãi về mức độ tự phát nổ, không an toàn khi để trong xe ở nhiệt độ cao thì lại buộc người dân phải chấp hành.
Trên xe bắt buộc có 3 thứ
Khi tôi lái xe ở Đức, việc đầu tiên tôi thấy rất khác với Việt Nam là tất cả các ô tô được phép lưu thông đều phải trang bị hộp cứu thương, biển chú ý hình tam giác và áo phát quang.
Hộp cứu thương để có đồ sơ cứu, cấp cứu kịp thời khi xảy ra tai nạn, biển chú ý hình tam giác để cảnh báo khi phát hiện tai nạn hoặc xe hỏng phải đỗ trên đường, áo phát quang để mặc khi cần tham gia cứu nạn…
Nếu khi cảnh sát kiểm tra mà không có 3 vật dụng này hoặc hộp cứu thương hết hạn sử dụng sẽ bị phạt tiền.
Nhiều xe đã có sẵn túi đồ cứu thương khi xuất xưởng bán cho người tiêu dùng |
Quy định ở bên này, nếu gặp tai nạn phải dừng lại xem xét, nếu tai nạn nhẹ thì sơ cứu, đưa người đi cấp cứu. Nếu gặp ca nặng thì không được phép di chuyển nạn nhân mà phải gọi công an, cấp cứu chuyên nghiệp. Nhưng khi chờ đợi công an và cấp cứu tới thì phải thăm hỏi, an ủi người bị nạn.
Đi khắp nước Đức có thể thấy các trạm điện thoại gọi cấp cứu dọc các tuyến đường. Khi gọi không cần báo địa chỉ vì hệ thống tổng đài có thể xác định ngay vị trí cuộc gọi. Nếu bạn gọi số cấp cứu hay số cảnh sát từ điện thoại thì không mất tiền cước và không cần có sóng.
Chị Lê Thanh Huyền |
Nếu người đi đường gặp tai nạn mà bỏ đi không gọi điện báo, nếu có nhân chứng chỉ ra là họ đã bỏ qua không quan tâm, giúp đỡ người bị nạn thì có thể bị phạt cảnh cáo, nặng thì có thể bị thu bằng đến 10 năm.
Tôi hai lần bị tai nạn thì đều được trợ giúp rất kịp thời. Một lần, xe gặp sự cố, xe đang đi phía trước phát hiện bèn dừng lại, quay lại hỏi han, thấy tôi không sao họ mới đi tiếp.
Một lần khác, xe tôi bị đâm hỏng nặng không đi tiếp được, tôi vẫy một ô tô đầu tiên đi ngang qua và họ lập tức đưa tôi về nhà như tôi đề nghị.
Ở bên này không có hộp cứu thương bị phạt 5 euro (gần 200 nghìn đồng), không đeo dây an toàn phạt 15 euro, không nhường đường khi xe có đèn ưu tiên đi qua bị phạt 20 euro, bị yêu cầu dừng xe mà không dừng thì phạt 70 euro.
Uống bia rượu bị thu bằng
Nói chung ở Đức họ đánh mạnh vào ý thức bằng phạt tiền và thu bằng lái nên ai cũng sợ không dám vi phạm. Chỗ tôi ở cách khá xa thành phố nên không có bằng lái, không được lái xe không khác gì cụt chân, nên nói thật là không dám vi phạm. Xe buýt có nhưng phần lớn là dành cho các em học sinh đi học.
Ở Đức, nếu lần đầu uống chai bia 0,5 lít mà bi phát hiện thì phạt 500 e, trừ 2 điểm và thu bằng lái một tháng. Tiếp tục tái phạm lần 2 và lần 3 cứ thế nhân lên.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận