• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Phân vùng tìm kiếm cứu nạn trên biển

14/05/2014, 15:39

Việt Nam là quốc gia ven biển với dân số sinh sống khu vực ven biển lên tới 34 triệu người, đồng thời có hoạt động kinh tế biển đa dạng và phát triển.

Phối hợp các lực lượng trên biển để tìm kiếm cứu nạn
Phối hợp các lực lượng trên biển để tìm kiếm cứu nạn

Việt Nam tham gia công ước Sar 79


Đội tàu khai thác, đánh bắt thuỷ sản Việt Nam lên đến hơn 125.000 chiếc, trong đó có khoảng 25.000 tàu đánh bắt xa bờ, số lao động trực tiếp trên một triệu người với ngư trường rộng khắp vùng biển Đông và hoạt động diễn ra hầu như quanh năm. Ngoài ra, vùng biển Việt Nam có tuyến hành trình của hàng trăm tàu thuyền vận tải qua lại trên tuyến hành hải Đông Bắc Á đi Ấn Độ Dương, là nơi hoạt động của đội tàu dịch vụ, du lịch, khai thác dầu khí, quốc phòng và an ninh trên biển.


Theo thống kê hàng năm lực lượng TKCN hàng hải đã thu nhận và xử lý từ 200 - 250 vụ việc liên quan đến tai nạn, sự cố trên biển; cứu và hỗ trợ hàng trăm lượt người, tàu thuyền trong và ngoài nước bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải và các loại phương tiện giao thông khác gặp nạn trên vùng biển trách nhiệm của Việt Nam, giảm thiểu thiệt hại do TNGT gây ra trên cả nước, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và uy tín của Việt Nam đối với quốc tế, góp phần xây dựng một môi trường đầu tư an toàn, tin cậy trong lĩnh vực hoạt động kinh tế biển.
 

"Với việc phân chia trách nhiệm và vùng TKCN khi có sự cố xảy ra sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác TKCN hàng hải, cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương để giảm thiểu thiệt hại những tai nạn trên biển đối với ngư dân, tàu biển hoạt động trên vùng nước và vùng lãnh hải của Việt Nam”.

 

Ông Đỗ Đức Tiến
Phó Cục trưởng Cục Hàng hải VN

Trên phương diện quốc tế, Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về TKCN trên biển (SAR 79) của Tổ chức hàng hải Quốc tế (IMO) từ năm 2007. Công ước quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia có biển phải tiến hành các hoạt động TKCN trong vùng biển thuộc trách nhiệm của mình; Tổ chức tốt các hoạt động TKCN trên biển, đảm bảo an toàn sinh mạng con người, đem lại sự an tâm, tin tưởng cho những người tham gia giao thông trên khu vực biển trách nhiệm của Việt Nam, đem lại danh dự và uy tín của Việt Nam với thế giới, tạo điều kiện phát triển kinh tế, hợp tác quốc tế, phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới.

Ông Nguyễn Hoàng Huyến - Phó Trưởng ban thường trực Ban Phòng chống lụt bão và TKCN (Bộ GTVT) cho biết, tai nạn hàng hải tuy xảy ra không nhiều nhưng khi xảy ra thường rất nghiêm trọng. “Hàng hải được coi là một trong nhiều lĩnh vực phát triển mạnh, có từ lâu đời và rộng khắp trên thế giới. Phương tiện thiết bị hàng hải phát triển nhanh chóng, ngày càng hiện đại. Đồng thời, những quy định pháp luật về hàng hải cũng được ra đời từ rất sớm. Chính vì thế, bản thân lĩnh vực hàng hải không mấy khi xảy ra tai nạn, nhưng khi xảy ra sẽ rất nghiêm trọng vì tai nạn thường xảy ra ngoài biển, vùng tìm kiếm rộng” - ông Huyến nói.


Cũng theo ông Huyến, công tác TKCN hàng hải của Bộ GTVT thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, được thể hiện qua công tác nhân đạo, TKCN mang tính toàn dân. Có thể nói, công tác TKCN hàng hải được coi là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến tài sản, tính mạng của nhân dân, của đất nước. Khi xảy ra sự cố tai nạn hàng hải, ở các nước không có tiềm lực về phương tiện, thiết bị của lực lượng tìm kiếm sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác TKCN. Tham gia công ước quốc tế về TKCN hàng hải, khi xảy ra sự cố, những nước trong khu vực sẽ cùng tham gia tìm kiếm cứu nạn. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về TKCN những năm gần đây được quan tâm, đầu tư đúng mức. Công tác phối hợp giữa các lực lượng hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa cũng đã được quan tâm đầu tư.
 

Trục vớt tàu Hoàng Đạt 36
Trục vớt tàu Hoàng Đạt 36


Phân vùng trách nhiệm và vùng tìm kiếm


Để đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động, an ninh, an toàn tính mạng của con người trên biển, cũng như Công ước quốc tế về TKCN trên biển, Chính phủ Việt Nam đã phân vùng trách nhiệm trong vùng nước cảng biển để các lực lượng tham gia TKCN hiệu quả trên vùng biển Việt Nam cũng như phối hợp với các quốc gia khác trong khu vực.


Ông Đỗ Đức Tiến - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải VN cho biết, theo Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đối với vùng trách nhiệm chủ trì phối hợp TKCN trên biển và trong vùng nước cảng biển của Việt Nam, khi xảy ra sự cố Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải sẽ chủ trì phối hợp hoạt động TKCN, trừ vùng nước cảng biển, vùng cấm và vùng hạn chế trên biển. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư ven biển chủ trì phối hợp TKCN trong khu vực thuộc địa bàn quản lý, trừ vùng nước cảng biển, vùng cấm, và vùng hạn chế do Bộ Quốc phòng công bố. Cảng vụ hàng hải chủ trì phối hợp hoạt động TKCN trong vùng nước cảng biển. Bộ Quốc phòng  chủ trì phối hợp hoạt động TKCN trong vùng cấm và vùng hạn chế trên biển.


Cũng theo ông Tiến, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn sẽ chủ trì hoạt động, lực lượng, phương tiện của các bộ, ngành, địa phương tham gia phối hợp, TKCN trong trường hợp vị trí của người, phương tiện bị nạn không xác định; nằm trong vùng giáp ranh với quốc gia khác và trên vùng biển Việt Nam trong trường hợp vượt khả năng ứng phó của các cơ quan nêu trên. 


Hiện nay, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam có 4 trung tâm khu vực và được phân công trách nhiệm như sau: Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải khu vực I có trách nhiệm TKCN hàng hải từ ranh giới phía Nam vùng biển Hà Tĩnh đến hết vùng biển Quảng Ninh; Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải khu vực II có trách nhiệm tìm kiếm tai nạn hàng hải từ ranh giới phía Nam vùng biển tỉnh Hà Tĩnh đến ranh giới phía Nam của vùng biển tỉnh Bình Định; Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải khu vực III từ phía Nam của vùng biển tỉnh Ninh Thuận đến hết vùng biển tỉnh Kiên Giang ( không bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa); Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải khu vực IV có trách nhiệm tìm kiếm từ ranh giới phía Nam vùng biển tỉnh Bình Định đến ranh giới phía Nam vùng biển tỉnh Ninh Thuận và vùng biển quần đảo Trường Sa.

Khánh Lê
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.