Các binh sĩ thuộc phe đối lập Syria. (Ảnh: Reuters) |
Ông Ban Ki-moon đã ca ngợi thỏa thuận ngừng bắn tại Syria là một "tín hiệu của hy vọng vốn được chờ đợi từ lâu đối với người dân Syria sau 5 năm xung đột. Có thể có một sự chấm dứt sự đau khổ của họ ở phía trước."
Theo Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, lệnh ngừng bắn được tuyên bố ngày 22/2 "góp phần tạo ra một bầu không khí dẫn tới việc khôi phục lại các cuộc đàm phán phán chính trị" vốn đã được lên kế hoạch diễn ra trong tuần này.
Về phần mình, đại diện giới chức Thổ Nhĩ Kỳ, Phó Thủ tướng Numan Kurtulmus cũng hoan nghênh kế hoạch ngừng bắn trên: "Chúng tôi hy vọng nó sẽ không như các lệnh ngừng bắn trước đó và sẽ có khả năng được thực thi."
Ngay sau khi thỏa thuận ngừng bắn được công bố, phe đối lập tại Syria đã lập tức ra điều kiện để chấp nhận lệnh ngừng bắn: Phải có sự đảm bảo quốc tế, đồng thời khẳng định việc có nhiều nội dung và chi tiết trong thoả thuận ngừng bắn “chưa rõ ràng”.
Mới đây nhất, các nguồn tin ngoại giao phương Tây, Washington và Moscow đã nhất trí việc các bên ngừng mọi hành động thù địch tại Syria sau nửa đêm 26/2, song không áp dụng đối với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các thành viên Mặt trận Al-Nusra có quan hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qeada.
Điều đáng nói là, thỏa thuận cho phép quân đội Syria và lực lượng đồng minh, cũng như máy bay chiến đấu của phe đối lập “sử dụng lực lượng tương ứng” để tự vệ, cho phép các các cuộc không kích nhằm vào IS hay các nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan khác tiếp tục.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận