Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên vừa ban hành văn bản số 246/SGDĐT-VP yêu cầu Phòng Giáo dục các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh tuyên truyền và ngăn chặn đuối nước ở học sinh.
Ông Nguyễn Văn Tá – Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Yên cho biết, để phòng tránh tai nạn đuối nước xảy ra đối với học sinh, ngay từ đầu tháng 5 Sở GD&ĐT đã ban hành văn bản số 225/SGDĐT-VP yêu cầu Phòng Giáo dục các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT đẩy mạnh tuyên truyền, phòng chống tai nạn thương tích và ngăn ngừa đuối nước ở học sinh. Tuy nhiên, sau đó trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 2 trường hợp học sinh bị chết do đuối nước.
Dạy bơi góp phần phòng tránh tai nạn đuối nước |
Để phòng tránh tai nạn đuối nước xảy ra đối với học sinh trong mùa hè năm 2014 và thời gian sắp tới, Sở GD&ĐT Phú Yên yêu cầu tất cả các đơn vị trường học rà soát lại và triển khai thực hiện ngay Công văn số 225 của Sở GD&ĐT về việc đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích và ngăn ngừa đuối nước ở học sinh.
Trong đó, tập trung vào các giải pháp ngăn ngừa đuối nước ở học sinh để tất cả các em biết các nguy cơ dễ dẫn đến bị đuối nước. Phổ biến trong cuộc họp phụ huynh học sinh cuối năm; kết hợp với chính quyền, hội, đoàn thể ở địa phương để quán triệt, khuyến cáo học sinh không chơi đùa gần ao, hồ, song suối, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước. Chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. Khi tắm biển hay tắm song, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy như mặc áo phao.
Khi phát hiện người ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi người đến cứu, giúp đỡ; đồng thời, nhanh chóng tìm vật dùng có thể cứu gián tiếp như cây sào, phao, áo, quần, dây nịt… cho người đuối nước bám vào các vận dụng này và kéo dần vào. Tuyệt đối không nhảy theo cứu nạn nhân nếu không biết bơi và không biết cách cứu đuối.
Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ, lập tức kiểm tra đường thở, nếu trong mũi, miệng có dị vật cần móc ra ngay rồi nghiêng người nạn nhân để lưu dịch thoát ra khỏi đường thở. Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần hồi sức tim, phổi bằng cách đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức hô hấp bằng cách lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu mồi ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra.
Tiếp tục làm thêm 2 lần như vậy, sau đó, tiến hành ép tim lồng ngực bằng cách dan hay tay vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 xương ức về phía ngực trái và ép liên tục khoảng 30 lần. Luân phiên 2 lần hồi sức hô hấp – 30 lần ép tim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa đi cấp cứu ở các cơ sở y tế.
Duy Lợi
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận