Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Ảnh: Văn Huế |
Cụ thể, Ủy ban ATGT Quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia về bảo đảm TTATGT và triển khai các giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm TTATGT trong phạm vi cả nước; Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành các hoạt động phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương để giải quyết, khắc phục hậu quả các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, các vấn đề đột xuất, phức tạp cần tập trung xử lý liên quan đến tình hình TTATGT trên phạm vi cả nước...
Về tổ chức của Ủy ban ATGT Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban; 3 Phó chủ tịch gồm: Bộ trưởng Bộ GTVT (Phó chủ tịch thường trực); Phó chủ tịch chuyên trách do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và Thứ trưởng Bộ Công an.
Quyết định cũng quy định các ủy viên thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia và các ủy viên là lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể. Bộ GTVT là cơ quan thường trực của Ủy ban ATGT Quốc gia, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của ủy ban, sử dụng các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc bộ để thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban ATGT Quốc gia.
Về nhiệm vụ Ban ATGT tỉnh, thành phố, Quyết định 22 quy định: Trưởng ban ATGT là Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. 3 Phó trưởng ban gồm: Giám đốc Sở GTVT (Phó trưởng ban thường trực); Phó giám đốc công an tỉnh, thành phố; Phó trưởng ban chuyên trách. Căn cứ tình hình thực tế và đặc thù của địa phương, Chủ tịch UBND - Trưởng ban ATGT tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có thể phân công một Phó chủ tịch UBND là Phó trưởng ban thường trực. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có dân số từ 2 triệu người trở lên, có tình hình TTATGT phức tạp thì Chủ tịch UBND - Trưởng ban ATGT xem xét, bổ nhiệm Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT tỉnh, thành phố.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận